Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Thế giới có hơn 231 triệu ca nhiễm COVID-19

Thứ Sáu, 24/09/2021 06:20 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) – Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 24/9/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 231.301.002 ca nhiễm COVID-19, trong đó 4.740.781 ca tử vong và 207.949.242 ca bình phục.

Trong 24 giờ qua, Philippines tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 mới nhất tại ASEAN. (Ảnh: rosalux.de)

Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 460.165 ca mắc và 7.777 ca tử vong mới vì đại dịch. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 43.510.247 ca nhiễm COVID-19, trong đó 702.612 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là: Mỹ (107.485 ca), Anh (36.710 ca); Ấn Độ (30.180 ca); Thổ Nhĩ Kỳ (27.844 ca); Brazil (24.611 ca)… Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Mỹ (1.608 ca); Nga (820 ca); Mexico (811 ca); Brazil (607 ca)…

Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 58.128.272 ca mắc COVID-19, trong đó 1.211.115 ca tử vong. Hết ngày 23/9, châu lục này ghi nhận đã có thêm 132.681 ca nhiễm mới và 1.917 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Anh là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm mới COVID-19 nhất tại châu lục, với 36.710 ca. Quốc gia này hiện nay cũng đang dẫn đầu châu Âu về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tính đến nay, Anh ghi nhận có 7.565.867 ca nhiễm và 135.803 ca tử vong vì COVID-19. Nga ghi nhận số ca lây nhiễm mới nhiều thứ 2 trong khu vực, với 21.438 ca. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, Nga lại là quốc gia có số ca tử vong nhiều nhất vì COVID-19 tại châu lục, với 820 ca.

Châu Á hiện vẫn đang là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Tính đến nay, châu lục này đã có tổng cộng 74.781.571 ca nhiễm và 1.107.746 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 153.907 ca mắc và 2.119 trường hợp tử vong mới.  Riêng tại châu Á có 70.920.669 ca được điều trị khỏi; 177.892 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 36.600 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 23/9, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 30.180 ca mắc mới và 293 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 33.592.214 ca và 446.373 ca. Các quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Indonesia, Philippines… lần lượt xếp sau Ấn Độ về mức độ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 tại châu Á.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 52.261.160 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.061.169 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama, … Hiện, Mexico là quốc gia đứng thứ 2 sau Mỹ về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 tại châu lục. Quốc gia này cũng là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tử vong vì dịch bệnh trong ngày. Trong 24 giờ qua, quốc gia này ghi nhận 811 ca tử vong, trong đó 11.603 ca mắc mới COVID-19.

Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 37.638.456 ca, trong đó 1.149.953 ca tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn đứng đầu khu vực và thứ 3 thế giới về ảnh hưởng của đại dịch. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 21.308.178 ca nhiễm, trong đó 592.964 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 8.278.912 ca nhiễm, trong đó 208.089 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Nước này ghi nhận có 2.892.081 ca nhiễm COVID-19, trong đó 86.655 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Ethiopia, Libya, Ai Cập...

Châu Đại dương ghi nhận có 211.910 ca nhiễm COVID-19, trong đó 2.694  ca tử vong vì dịch bệnh. Australia, Fiji và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 4 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia (1.832 ca); New Caledonia (555 ca); Fiji (177 ca) và New Zealand (16 ca).

Tại ASEAN, tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng 11.717.418 ca mắc COVID-19, trong đó  256.651 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có thêm 59.400 ca mắc COVID-19 và 1.214 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong ngày 23/9, quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc nhất tiếp tục là Philippines với 17.411 ca. Tổng số ca mắc tại quốc gia này đã là 2.434.753 ca. 

Đứng số 2 tại ASEAN về ca mắc mới hàng ngày là Malaysia với 14.990 ca. Tính đến nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.141.924 ca mắc COVID-19. 

Thái Lan đứng thứ 3 ASEAN về ca mắc trong ngày 23/9 với 13.256 ca, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 1.524.613 ca.

Về số ca tử vong, có 7 quốc gia ghi nhận ca tử vong mới: Malaysia (487 ca), Việt Nam (236 ca), Philippines (177 ca), Indonesia (160 ca), Thái Lan (131 ca), Campuchia (22 ca) và Timor-Lester (1 ca).

Tại Campuchia, Bộ Y tế nước này xác nhận trong 24 giờ qua có 22 ca tử vong và 638 ca mắc mới COVID-19, bao gồm 113 ca nhập cảnh và 525 ca lây nhiễm cộng đồng. Tính đến nay, Campuchia phát hiện tổng cộng 106.619 ca mắc COVID-19, trong đó 99.134 người đã khỏi bệnh và 2.176 người tử vong.

Trước diễn biến tình hình dịch bệnh, chiều cùng ngày, Sở Lễ nghi và tôn giáo Đô thành Phnom Penh đã quyết định tạm thời ngừng toàn bộ các cuộc tụ tập lễ hội tôn giáo đông người tại thủ đô Campuchia cho đến khi có thông báo mới.

Tại Lào, công tác xét nghiêm đang tiếp tục được đẩy mạnh trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tăng cao. Bộ Y tế Lào ngày 23/9 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 694 ca mắc mới COVID-19, trong đó có tới 666 ca lây nhiễm cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Đây là số ca mắc mới cao nhất trong một ngày được ghi nhận tại Lào kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Trước tình hình này, nhà chức trách Lào đã tăng các điểm xét nghiệm cố định đồng thời thành lập nhiều đội xét nghiệm lưu động để phát hiện, cách ly và điều trị kịp thời cho người mắc bệnh; trưng dụng thêm một số cơ sở giáo dục làm điểm cách ly tập trung./.

 

H.Hà

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN