Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Thành phố Cao Bằng đẩy mạnh chuyển đổi số trong cải cách thủ tục hành chính

Thứ Năm, 31/10/2024 14:05 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN)- Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số là quá trình đổi mới và hoàn thiện các hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, nhằm mục tiêu tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu, quyền lợi của người dân và sự phát triển ổn định, bền vững về kinh tế - xã hội của địa phương.

Lãnh đạo UBND thành phố Cao Bằng họp chỉ đạo triển khai công tác chuyển đổi số. 

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, thời gian qua, thành phố Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng) đã triển khai các hoạt động hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 trên địa bàn thành phố theo hướng dẫn tại Kế hoạch 2243/KH-UBND ngày 27/8/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng.

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Đức Trường – Phó chủ tịch UBND thành phố Cao Bằng cho biết: “Thành phố thường xuyên chỉ đạo rà soát chỉnh sửa, bổ sung đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức thành phố, phường, xã có tài khoản, các đơn vị và cá nhân lãnh đạo có chữ ký số để sử dụng hệ thống VNPT-iOffice; yêu cầu các đơn vị trực thuộc và UBND các phường, xã thực hiện đảm bảo quy trình, 100% văn bản được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng, sử dụng chữ ký số trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice (trừ văn bản mật theo quy định). Kết quả (01/01/2024 -15/9/2024): đã nhận 12.731 văn bản đến điện tử; triển khai phát hành 6.677 văn bản đi điện tử; 6.428/6.677 (96,2%) văn bản áp dụng ký số trên hệ thống”.

Trong phần mềm một cửa điện tử VNPT - iGate được triển khai đến 100% phòng chuyên môn thuộc UBND thành phố và UBND các xã, phường, ứng dụng trong công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính (TTHC); các hồ sơ TTHC được tiếp nhận qua phần mềm một cửa điện tử VNPT-iGate toàn bộ quá trình tiếp nhận, xử lý, trả kết giải quyết TTHC công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết.

Bên cạnh đó, thành phố thường xuyên chỉ đạo công chức Bộ phận một cửa chủ động hướng dẫn, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức đến thực hiện TTHC thực hiện thao tác nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công. UBND thành phố đã thực hiện khai báo tài khoản ngân hàng của đơn vị trên cổng dịch vụ công của tỉnh phục vụ thanh toán trực tuyến phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khi tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tuyến. Hiện nay, tại thành phố tổng cộng 222 TTHC. Tính đến 15/9/2024 đã tiếp nhận 2.256 hồ sơ; trong đó, số đã giải quyết 2.218/2.256 hồ sơ, đạt 98,32% (không có hồ sơ quá hạn); số đang giải quyết 38/2.256 hồ sơ (trong hạn 38). Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến một phần và dịch vụ công trực tuyến toàn trình 1.858/2256 hồ sơ, chiếm 82,3%.

Về việc giải quyết các thủ tục hành chính, thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện số hóa hồ sơ, tài liệu trong tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính, hướng dẫn, hỗ trợ người dân trong thực hiện dịch vụ công scan đầy đủ thành phần hồ sơ và đính kèm bản PDF hoặc ký số văn bản trực tiếp của lãnh đạo trên quy trình trả kết quả. Tỷ lệ số hóa kết quả hồ sơ tính đến ngày 15/9/2024 là 2.101/2.172 (chiếm 96,73%).

Chuyển đổi số trong cải cách TTHC tạo điều kiện thuận lợi, người dân không phải sử dụng các loại giấy tờ vật lý mà có thể tái sử dụng các giấy tờ, kết quả đã được số hóa. 

Tính đến 15/9/2024, trang thông tin điện tử UBND thành phố đã đăng tải 1.914 văn bản chỉ đạo, điều hành của chính quyền thành phố; đăng tải 193 tin, bài thông tin tuyên truyền với số lượng truy cập 8.473.317 lượt người.

Trong thành công của triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh cho thấy, cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số đã giúp các TTHC được minh bạch hơn; tốc độ xử lý thông tin nhanh, giảm thiểu thời gian thực hiện TTHC; giảm bớt thủ tục rườm rà; giảm chi phí cho người dân và cả cơ quan nhà nước so với thực hiện thủ tục thủ công; tránh được phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong thực hiện các giao dịch trực tiếp như trước đây. Qua đây cho thấy, khi TTHC thông thoáng sẽ đem lại nhiều lợi ích lâu dài, bền vững cho địa phương; còn chuyển đổi số sẽ giảm thiểu và khắc phục được những hạn chế, bất lợi về địa lý hay sự yếu kém về điều kiện của cơ sở hạ tầng.

Cụ thể, trong việc thanh toán không dùng tiền mặt được các cấp trường học trên địa bàn thành phố áp dụng rất có hiệu quả. 32/32 cơ sở giáo dục trực thuộc thành phố đã triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Chuyển đổi số đang trở thành động lực quan trọng để thành phố Cao Bằng phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, hướng đến mục tiêu thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn thành phố, đóng góp quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Trong thời gian tới, thành phố Cao Bằng tiếp tục chỉ đạo, duy trì các nền tảng số phục vụ hoạt động chính quyền số tại thành phố; thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số thông qua việc người dân được trang bị đầy đủ kỹ năng số, tham gia vào quá trình phát triển dữ liệu số, góp phần phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số./.

Lê Hà

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN