Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

 

LTS – Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã thổi bùng lên khát vọng xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, đây là luôn là ước vọng cháy bỏng bao đời nay của dân tộc ta. Tuy nhiên bước vào năm đầu 2021 của nhiệm kỳ chúng ta phải đối mặt với thách thức vô cùng lớn đó là đại dịch COVID -19, nó uy hiếp nghiêm trọng đến sức khẻo, tính mạng con người và nền kinh tế đất nước. Để vượt qua khó khăn thách thức ấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cùng cả hệ thống chính trị và toàn dân đoàn kết vào cuộc với quyết tâm cao chiến thắng dịch bệnh, phát triển kinh tế, coi “chống dịch như chống giặc”.

 

(ĐCSVN) - Với khát vọng Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc là động lực tinh thần và vật chất vô cùng to lớn được hun đúc, hội tụ và tỏa sáng hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước tạo tiền đề quan trọng để chúng ta hiện thực hóa thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ cụ thể được nêu trong nghị quyết Đại hội XIII bằng các cột mốc cụ thể vào năm 2030, 2045, để tiếp tục đưa đất nước phát triển, “Việt Nam hùng cường” nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam.

Khát vọng, hiểu theo cách phổ quát là những ước mơ, mong muốn lớn lao, tốt đẹp của con người với một quyết tâm thôi thúc mạnh mẽ để đạt được những mong muốn ấy. Sống có khát vọng nghĩa là một lối sống tốt đẹp, có những ước mơ, hoài bão, lý tưởng cao đẹp, có ích. Có thể là khát vọng được hạnh phúc, thành công, được cống hiến,…không chỉ mang đến lợi ích cho riêng bản thân mà còn cho những người xung quanh, cho xã hội và nhân loại. Khi con người có khát vọng, nó sẽ là động lực to lớn thôi thúc chúng ta nỗ lực để đạt được ước muốn đó.

 

Khát vọng đóng một vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi người. Khát vọng còn là nguồn động lực có sức mạnh vô biên trong mỗi con người, thúc đẩy chúng ta tiến lên không bao giờ khuất phục trước hoàn cảnh. Hơn nữa, khi có khát vọng thì chúng ta sẽ nhận thức được đâu là đúng, sai, mình là ai, biết được vị trí của bản thân, những thế mạnh cũng như hạn chế của chính mình, từ đó ta biết cách điều chỉnh để làm chủ bản thân.

 

Khát vọng phát triển của một dân tộc là sự cộng hưởng những khát vọng vươn lên của cộng đồng, của con người cùng quốc gia - dân tộc, tạo thành nguồn năng lượng nội sinh to lớn, sống động và sức mạnh vô biên. Đó chính là động lực trung tâm của một quốc gia - dân tộc trên con đường đi tới tương lai. Đối với Việt Nam, một dân tộc có truyền thống đoàn kết, văn hiến, anh hùng, khát vọng phát triển đất nước giầu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc thật sự là một sức mạnh nội sinh phi thường, được hun đúc bồi đắp từ hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

 

Ngày 5/6/1911, với tinh thần, ý chí của tuổi trẻ và khát vọng cháy bỏng là giải phóng dân tộc khỏi áp bức bóc lột, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sớm có tư tưởng rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Người xác định mục tiêu rõ ràng là tìm con đường đấu tranh đúng đắn để giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc ấm no cho đồng bào mình. Con đường Bác Hồ lựa chọn là tìm một con đường tranh đấu chứ không đi cầu ngoại viện, không tìm sự giúp đỡ của nước ngoài, mà là tự lực “tìm đường đi cho dân tộc theo đi”. Người nêu cao ý chí khát vọng độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho đồng bào mình, tự lực, tự cường, tin vào sức mạnh của Nhân dân, chứ không phải lực lượng của một hai người, một nhóm người...

Với suy nghĩ ấy, Nguyễn Tất Thành tự lao động, trải qua các công việc như: phụ bếp trên tàu, làm phục vụ ở khách sạn, quét tuyết, làm bánh ngọt (ở Anh), chụp ảnh, in, rửa ảnh, viết báo và vẽ minh họa cho các báo,...Người cho rằng chỉ có tự lao động để kiếm sống mới thấu hiểu được thực tiễn, mới “tai nghe”, “mắt thấy” đồng cảm với những người lao động cùng khổ ở khắp mọi nơi trên thế giới, và cũng để tự rèn luyện bản thân, nuôi dưỡng ý chí tự lực, tự cường, tu dưỡng đạo đức và tinh thần bản lĩnh của chiến sĩ cách mạng từ đó rút ra cho mình bài học kinh nghiệm thực tiễn.Trong hành trình đúng đắn ấy, Người đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, khẳng định đi theo con đường cách mạng vô sản để giải phóng dân tộc, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Người cho rằng“chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động ở trên thế giới khỏi nô lệ”

Với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930, lần đầu tiên khát vọng giải phóng và phát triển của Hồ Chí Minh có sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn được thể hiện trong Chánh cương vắn tắt của Đảng: “Chủ trương làm cách mạng tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”

30 năm sau ngày ra đi tìm đường cứu nước, Người luôn luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu giải phóng dân tộc - Ảnh Tư liệu

30 năm sau ngày ra đi tìm đường cứu nước, ngày 28/1/1941 (mồng 2 Tết Tân Tỵ), từ nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp chỉ đạo các phong trào cách mạng, xây dựng căn cứ địa cách mạng tại Pác Bó - Cao Bằng. Đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử quan trọng, mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam. Sự kiện Bác Hồ về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng có ý nghĩa động viên, cổ vũ rất lớn, toàn dân đoàn kết, quyết tâm một lòng, một dạ đi theo Đảng, theo Bác Hồ làm cách mạng. Đồng thời nó mở ra thời kỳ mới của phong trào đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc giành độc lập, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Người luôn luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu giải phóng dân tộc,“dù hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết yêu nước đồng thời lựa chọn phương pháp đấu tranh thích hợp đánh đổ hoàn toàn chế độ thực dân, phong kiến tàn bạo; tất cả vì lợi ích của toàn thể quốc gia, dân tộc. Người cho rằng con đường cứu nước không thể là tự phát mà phải là hành động tự giác, đoàn kết toàn dân tộc, do một Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo và Đảng đó phải là Đảng cách mạng lấy chủ nghĩa Mác –Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động.

Dưới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo lời kêu gọi của Bác Hồ cả dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng cùng đứng lên đập tan xiềng xích nô lệ, áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến tiến hành tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8/1945 thành công, giành độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tiếp đến trong điều kiện hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh do đế quốc Mỹ gây ra, xuyên suốt trong thập kỷ sáu mươi, Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một di sản to lớn đó là “sau chiến tranh xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” với quyết tâm, theo tinh thần sáng tạo, đổi mới. Di chúc năm 1965 Bác Hồ viết: “Đảng cần phải có kế hoạnh thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Còn non, còn nước, còn người, thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”.

Sau khi đất nước thống nhất, tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, với khát vọng chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, nhân dân đồng lòng tin theo Đảng tiến hành sự nghiệp đổi mới. Khát vọng ấm no, hạnh phúc đã chuyển hóa thành sức mạnh to lớn đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng trong những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX; vượt qua cuộc chấn động chính trị toàn cầu khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên bang Xô viết và Đông Âu sụp đổ, cùng những thử thách khắc nghiệt do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính khu vực những năm 1997 - 1998 và cuộc khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế toàn cầu những năm 2008 - 2009, đưa đất nước ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình; vượt lên, kiềm chế thành công đại dịch COVID-19, hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất do dịch bệnh gây ra, ổn định kinh tế - xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân, khôi phục, duy trì tăng trưởng. Khát vọng vươn lên của dân tộc được phản ánh cụ thể và vô cùng sinh động trong chiến thắng đại dịch COVID – 19 hiện nay.

 

Quán triệt vận dụng sáng tạo quan điểm, tư tưởng khát vọng Hồ Chí Minh vào trong điều kiện phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc hiện nay. Đại hội XIII của Đảng ta đã gắn quá trình xây dựng và phát huy hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và giá trị chuẩn mực, cùng sức mạnh con người Việt Nam trong thời kỳ mới, gắn liền với phát huy đồng bộ hệ động lực phát triển: dân chủ xã hội chủ nghĩa; đại đoàn kết toàn dân tộc; sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài; khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo....

 

Tại Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh:“Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”. Theo GS,TS Phùng Hữu Phú: “Trong Báo cáo chính trị chỉ dùng khoảng 10 dòng nói về vấn đề này bởi lí do khuôn khổ của Báo cáo. Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhân dịp kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã nói điều đó. Trong thời gian qua, các báo chí đã làm rõ cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của đất nước ta”.

Nói đến cơ đồ thì hiện nay Việt Nam có cái gì? PGS,TS. Nguyễn Viết Thông cho rằng: “Nếu so với trước đổi mới, so với suốt chiều dài lịch sử thì đúng là cơ đồ chưa bao giờ có như hiện nay. Về quy mô nền kinh tế, bước vào đổi mới đến năm 1988 thì GDP Việt Nam lúc bấy giờ chưa qua 2 con số, nhưng đến nay dự kiến 2020 thì khả năng ước đạt 299 tỷ đô la. Như vậy, so với trước đổi mới, quy mô nền kinh tế đã khác, cơ sở vật chất khác. Nói theo bề nổi là diện mạo đất nước, nói theo chiều sâu là cơ đồ”.

Mục tiêu Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng: Đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao, thực hiện khát vọng xây dựng nước Việt Nam hùng cường như Bác Hồ hằng mong muốn.

Về tiềm lực thì đất nước ta chưa bao giờ có tiềm lực như hiện nay, cả về vật chất và tinh thần. Vấn đề dân số gần 100 triệu dân cũng là nguồn lực lớn; tiềm lực tinh thần kể cả từ trong đường lối, lý luận về đường lối đổi mới, lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ngày càng được xác định rõ hơn cũng là tiềm lực để phát triển đất nước trong những năm tới - PGS,TS. Nguyễn Viết Thông nêu.

 
 

Xếp hạng tỷ phú Thế giới là một bảng xếp hạng hàng năm của các tỷ phú giàu nhất thế giới tính bằng tài sản ròng được biên soạn và xuất bản vào tháng 3 hàng năm bởi tạp chí kinh doanh Mỹ Forbes. Tổng giá trị ròng của mỗi cá nhân trong danh sách được ước lượng và được trích dẫn bằng đô la Mỹ, dựa trên tài sản đã được ghi chép và tính nợ. Tiền bản quyền và nhà độc tài có tài sản đến từ vị trí của họ bị loại khỏi danh sách này. Danh sách này được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 3 năm 1987.

Nói về vị thế, chúng ta biết là trước khi có Đảng, Việt Nam không có tên trên bản đồ thế giới, đến bây giờ chúng ta quan hệ với hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, quan hệ với tất cả các đối tác, đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, tham gia hầu hết các tổ chức quốc tế, khu vực. Ngay trong khu vực ASEAN, quy mô nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 4. Như vậy để nói rằng vị thế của Việt Nam rất khác. Và ngay trong nhiệm kỳ này, Việt Nam lần thứ hai được bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhưng khác lần trước ở chỗ, lần này số phiếu bầu gần như tuyệt đối 192/193 nước bầu cho Việt Nam. Hay năm 2020 Việt Nam là Chủ tịch ASEAN thì vị trí Chủ tịch ASEAN chúng ta đã làm rồi nhưng vị trí trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là đại dịch COVID-19 thì Việt Nam chúng ta đang hoàn thành tốt vị trí Chủ tịch ASEAN.

PGS,TS. Nguyễn Viết Thông nhấn mạnh: “Nói vậy để thấy rằng, vị thế Việt Nam khác, từ kinh tế cho đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, văn hóa. Uy tín Việt Nam hiện nay cũng khác, ví dụ điển hình là qua đại dịch COVID-19 thì Việt Nam là một điểm sáng, hay việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ Việt Nam cũng là một điểm sáng”.

Có thể khẳng định sau hơn 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng - Ảnh: CPV

Có thể khẳng định sau hơn 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng. Chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Phát huy những thành quả đạt được, chúng ta khẳng định có đủ cơ sở tiền đề về vật chất và tinh thần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với các mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2025, nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao, thực hiện khát vọng xây dựng nước Việt Nam hùng cường như Bác Hồ hằng mong muốn./.

Bài 1: Khát vọng Việt Nam Hồ Chí Minh

Bài 2: Thách thức khát vọng và quyết định lịch sử

Bài 3: Bước đầu vượt qua thách thức

Bài 4: Nêu gương cấp ủy, người đứng đầu

Bài 5: Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

Nội dung: Nguyễn Minh 

 
23/12/2021 11:00
zalo-icon
viber-icon

Ý KIẾN BÌNH LUẬN