Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Tăng tỷ lệ phụ nữ tham chính và khởi xướng sáng kiến phát triển đất nước

Thứ Năm, 20/10/2022 16:16 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) vừa tổ chức Hội thảo Phụ nữ tham chính và khởi xướng sáng kiến trong sự nghiệp phát triển đất nước. Hội thảo đã đưa ra một số khuyến nghị thiết thực trong việc tăng cường sự tham gia chính trị của phụ nữ ở Việt Nam.

Hội thảo diễn ra tại trụ sở UN tại Việt Nam (Ảnh: PV) 

Hội thảo có sự tham gia của các cơ quan chính phủ, các chuyên gia về giới, các tổ chức học thuật, các đối tác phát triển, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các cơ quan quốc tế và các bạn trẻ nhằm thảo luận về việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào chính trị trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt bới những thách thức phức tạp như biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải xây dựng các chính sách theo cách tiếp cận "toàn xã hội".

Phát biểu tại Hội thảo, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam Ramla Khalidi đánh giá cao những nỗ lực và những bước tiến khá xa của Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới nhất là các cơ quan công quyền. “Hội thảo này là cơ hội để UNDP được lắng nghe và chia sẻ với các cơ quan, đơn vị trong Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ, đặt bình đẳng giới trong các cơ quan công quyền lên ưu tiên hàng đầu của quốc gia” - bà Ramla Al Khalidi nói.

Thảo luận về sự tham chính của phụ nữ ở cấp trung ương và địa phương, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh PGS.TS Hoàng Văn Nghĩa đã khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc phát triển đất nước trở thành một quốc gia hùng cường và hạnh phúc theo Nghị quyết tại Đại hội XIII hướng tới vào năm 2045.

Các đại biểu diễn giả tại Hội thảo (Ảnh: PV) 

Theo khảo sát của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, tính đến năm 2021, Việt Nam đã tuyển dụng gần 2 triệu công chức, viên chức từ cấp huyện đến cấp quốc gia, 65% trong đó là phụ nữ (1,3 triệu người). Đồng thời, cũng đưa ra một số khuyến nghị tại bài tham luận như: Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hoàn thiện các khung chính sách; thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc; thay đổi cách tiếp cận đối với lao động nữ; cải thiện các chính sách an sinh xã hội.

 Các đại biểu dự Hội thảo chụp ảnh kỷ niệm (Ảnh: PV)

Việt Nam hiện xếp thứ 83 trong tổng số 146 quốc gia về chỉ số chênh lệch giới. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Khoá XV hiện nay là 30,26% cao hơn so với nhiệm kỳ trước. Việt Nam luôn đứng đầu ASEAN và trên mức trung bình của thế giới về tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội kể từ năm 2000.

Hội thảo cũng đưa ra những sáng kiến, khởi xướng sáng tạo nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của phụ nữ giải quyết những thách thức chính như cần nhân rộng các chương trình tập huấn, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý thúc đẩy bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ nữ trẻ; Nhân rộng chương trình Hướng dẫn cán bộ nữ; Tạo mạng lưới rộng lớn hướng dẫn và hỗ trợ duy trì bền vững trong tương lai; thành lập mạng lưới lãnh đạo nữ tự tin hội nhập cấp tỉnh.

Trong khuôn khổ hội thảo, Ban tổ chức đã giới thiệu podcast có tên gọi “Hậu duệ Hai Bà Trưng”, nhằm chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn của phụ nữ trong việc đối phó với biến đổi khí hậu./.

 

Hà Anh

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN