Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Tăng cường nhận thức về: “Xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai”

Thứ Ba, 05/03/2024 15:56 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon
00:00 / 00:00

(ĐCSVN) – Trước sự gia tăng đáng kể của biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiệt độ trái đất đang tăng một cách đáng lo ngại, gây ra những tác động không lường trước đến hệ sinh thái và môi trường. Hiện nay, vấn đề về khả năng phục hồi sau thiên tai không chỉ là một thách thức mà còn là một "bài toán" đòi hỏi sự ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu môi trường.

Tác động của biến đổi khí hậu không chỉ gây ra những biến đổi đáng kể trong hệ sinh thái, mà còn làm suy giảm khả năng phục hồi của tự nhiên sau các thiên tai. Đối mặt với tình trạng này, việc tăng cường nhận thức về vấn đề trở nên vô cùng quan trọng, nhằm thúc đẩy các hoạt động tuyên truyền nhằm chia sẻ những hiểu biết tích cực và tiêu cực về tình hình hiện tại, từ đó khuyến khích hành động cụ thể và tích cực từ cộng đồng toàn cầu.

 Sự tàn phá của biến đổi khí hậu

Ai cũng biết rằng biến đổi khí hậu là nguy hiểm nhưng không phải ai cũng hiểu rõ hậu quả mà biến đổi khí hậu mang lại như tăng nhiệt độ toàn cầu gây ra nhiệt độ môi trường khắc nghiệt hơn với con người, như nhiệt độ cao kỷ lục tăng theo từng năm, những cơn nóng kéo dài trên 40 độ C, dẫn đến cơ thể con người không có thể chịu nổi. Mực nước biển dâng cao, hậu quả tiếp theo từ sự tăng nhiệt độ toàn cầu là sự tan chảy của các tảng băng hà ở Nam cực và Bắc cực dẫn đến ngập lụt ở các khu vực ven biển và đồng bằng thấp hơn so với mực nước biển. Thay đổi môi trường sống, sự khắc nghiệt về nhiệt độ gây ra thiệt hại về sản xuất về lương thực và nông sản, vì cây cối và động vật cũng không thể nào thích nghi kịp thời trong điều kiện khí hậu quá nóng bức. Gây báo động nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động thực vật. Sự gia tăng các bệnh tật, biến đổi khí hậu gây ra sự gia tăng của các bệnh nhiễm trùng, bệnh lây qua đường nước, sốt rét, viêm não Nhật Bản. Ngoài ra, nhiệt độ cao cũng gây ra tác động đến hệ miễn nhiễm, stress, bệnh tim mạch, hô hấp và thần kinh. Thiệt hại về kinh tế, việc biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nông hải sản. Các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở, động đất,… gây cản trở cho việc vận chuyển hàng hóa và xuất nhập khẩu.

Các vấn đề trên tạo ra những sự tàn phá và thay đổi khủng khiếp mà do chính bàn tay con người gây ra, những vấn đề như thải nhiều khí nhà kính, tàn phá rừng, ô nhiễm môi trường,… mà câu đùa vui “Không biết, không có tội” và mục đích cuối cùng là TIỀN, nhưng con người quên rằng để đánh đổi được chữ Tiền thì cái giá phải trả quá đắt khi môi trường xung quanh đang thay đổi Trái đất đang chết dần chết mòn nếu con người không chịu hiểu, không chịu khắc phục và cứ ăn tàn phá hoại mãi. Đến lúc nhận ra thì đã quá muộn, vấn đề đã đi quá xa và con người không còn có thể khắc phục được chính vấn đề mà mình đã gây nên tạo ra những hậu quả cho thế hệ về sau quá khôn lường.

 Diễn đàn, hội thảo về xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai (Nguồn: ccdpc.gov.vn) 

Chính vì thế, bằng việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai, chúng ta có thể xác định được những cách tiếp cận hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề này. Đồng thời, việc tạo ra sự nhận thức và ý thức về vấn đề này cũng là bước đầu tiên để chúng ta có thể tập trung vào các giải pháp sáng tạo và bền vững, nhằm bảo vệ môi trường và xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho cuộc sống của chúng ta tạo ra một xã hội an toàn trước thiên tai. Để làm được việc đó chúng ta cần phải trang bị một số kiến thứ cho người dân như việc tăng cường nhận thức của người dân như giảm thiểu khí nhà kính, tăng cường sử dụng năng lượng xanh, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái,… có ý nghĩa to lớn như giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về các nguy cơ từ thiên tai và biết cách ứng phó, từ đó giảm tổn thất và thiệt hại do thiên tai gây ra. Khi người dân được nhận thức đầy đủ về tình hình đang diễn ra sẽ hiểu cách để phòng tránh, chuẩn bị kế hoạch và biện pháp phòng ngừa trước khi thiên tai xảy ra, giúp cải thiện khả năng phản ứng và phục hồi sau thiên tai.

Ngoài ra, quá trình tăng cường nhận thức có thể tạo ra sự đoàn kết trong cộng đồng, khi mọi người cùng nhau hành động và chia sẻ kiến thức để bảo vệ bản thân và cộng đồng trước các nguy cơ từ thiên tai. Bằng cách đó, cộng đồng có thể xây dưngh một môi trương sống an toàn và bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro và tăng cường sức khỏe, phát triển bền vững.

Các chương trình giáo dục con em về xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai

Nhằm nâng cao được nhận thức thì phải có sự hỗ trợ đến từ các tổ chức cộng đồng, chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ có thể tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường nhận thức và xây dựng khả năng ứng phó của cộng đồng trước thiên tai. Bên cạnh đó, trong công tác phòng, chống thiên tai, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và các Bộ, ngành, địa phương phải nhanh chóng ban hành các công điện, đồng thời tổ chức các đoàn công tác, triển khai lực lượng tại các địa bàn bị ảnh hưởng của thiên tai, tập trung tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm nhu yếu phẩm, không để người dân bị thiếu đói, đề xuất hỗ trợ kịp thời các địa phương bị ảnh hưởng thiên tai. Đặc biệt, lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ cũng trực tiếp đến khu vực bị ảnh huởng của thiên tai để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả và thăm hỏi các gia đình bị thiệt hại.

Tóm lại, việc tăng cường nhận thức về xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai không chỉ là một nhiệm vụ cấp bách mà còn là một cam kết của chúng ta đối với môi trường và tương lai của con người. Chỉ khi mỗi người dân được trang bị kiến thức và ý thức đầy đủ về vấn đề này, chúng ta mới có thể đối mặt và vượt qua các thách thức một cách hiệu quả.

Nghĩa Lê - Trịnh Phượng

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN