Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Tăng cường hiệu quả công tác cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia

Thứ Năm, 05/01/2023 16:57 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon
00:00 / 00:00

(ĐCSVN) - Bộ Tài chính vừa ban hành Kế hoạch triển khai Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030. Kế hoạch triển khai cụ thể của Bộ Tài chính nhằm phân công và theo dõi thực hiện các nhóm nhiệm vụ chi tiết thuộc Bộ Tài chính để triển khai các mục tiêu, giải pháp nêu tại Quyết định số 412/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo đồng bộ với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược ngành, làm cơ sở cho các đơn vị trong Bộ triển khai trong thời gian của Đề án.

 Ảnh minh họa (Ảnh: M.P)

Theo đó, Kế hoạch triển khai Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030 bao gồm danh mục các nhiệm vụ thuộc phạm vi chức năng của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, chi tiết theo hình thức sản phẩm/kết quả; cấp trình; đơn vị chủ trì/đơn vị phối hợp; thời gian hoàn thành.

Danh mục các nhiệm vụ Bộ Tài chính triển khai bám sát các giải pháp chủ yếu tại Quyết định 412/QĐ-TTg, căn cứ các nhiệm vụ đã được giao hằng năm của Chính phủ và theo từng giai đoạn tại Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30/8/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Nghị quyết 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 368/QĐ-TTg ngày 21/3/2022 phê duyệt Chiến lược ngành tài chính tới năm 2030, Quyết định số 460/QĐ-TTg ngày 14/4/2022 phê duyệt Chiến lược nợ công đến năm 2030. 

05 nhóm nhiệm vụ chính được đề ra tại Kế hoạch triển khai Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030 bao gồm: (1) Triển khai đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 và các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm, từng năm; (2) Cải thiện chất lượng thể chế, quản trị, tăng cường công khai, minh bạch dữ liệu phù hợp với thông lệ quốc tế; (3) Xây dựng nền tài chính công vững mạnh, mở rộng cơ sở thu bền vững để cải thiện các chỉ số nợ và thúc đẩy củng cố tài khóa; (4) Cải thiện cơ cấu và chất lượng doanh nghiệp nhà nước để giảm rủi ro nghĩa vụ nợ dự phòng đối với ngân sách nhà nước; (5) Tăng cường hiệu quả, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia, tăng cường hợp tác với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và các tổ chức quốc tế.

M.P

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN