Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm chè Thái Nguyên

Thứ Ba, 01/08/2023 11:27 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Để đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nói chung và cho sản phẩm chè của tỉnh Thái Nguyên nói riêng, các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải tích cực chủ động phối hợp chặt chẽ hơn nữa, chủ động tấn công đối với các hành vi vi phạm. T

Việc sở hữu trí tuệ và bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm chè là việc rất quan trọng đối với HTX chè 

Bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm chè là việc rất quan trọng 

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay có 1 chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho sản phẩm chè, đã được công nhận bảo hộ tại Liên minh châu ÂU (EU) thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA); có 2 nhãn hiệu chứng nhận là Nhãn hiệu chứng nhận “Chè Phú Lương” và “Chè Võ Nhai”; có 9 Nhãn hiệu tập thể: Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”, được bảo bảo hộ thành công tại 6 nước và vùng lãnh thổ Mỹ, Trung Quốc, Nga, Đài Loan Nhật Bản, Hàn Quốc; Nhãn hiệu tập thể “Chè La Bằng; Nhãn hiệu tập thể “Chè Tức Tranh”; Nhãn hiệu tập thể “Chè Vô Tranh”; Nhãn hiệu tập thể “Chè Trại Cài”; Nhãn hiệu tập thể “Chè Đại Từ”; Nhãn hiệu tập thể “Chè Phổ Yên”; Nhãn hiệu “PD Phú Đạt GREEN TEA”; Nhãn hiệu “Thanh Tình Hợp tác xã Chè”. Ngoài ra, có 96 nhãn hiệu thông thường của các tổ chức, cá nhân được cấp văn bằng bảo hộ (tính đến 31/12/2022).

Đây là thông tin được ông Phạm Quốc Chính, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên chia sẻ tại Tọa đàm trực tuyến “Tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm chè Thái Nguyên” trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên.

Chia sẻ tại chương trình, là người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh chè, bà Trần Thị Tuyết, Giám đốc HTX chè Tuyết Hương nhìn nhận, việc sở hữu trí tuệ và bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm chè là việc rất quan trọng đối với HTX chè, đó là đứa con tinh thần, là sản phẩm của công sức, trí tuệ của cả HTX. Việc bảo hộ cũng như sở hữu trí tuệ cũng khẳng định chất lượng sản phẩm của HTX, của vùng miền chè riêng có của Thái Nguyên.

Bà Trần Thị Tuyết cho biết, HTX chè Tuyết Hương từ khi thành lập năm 2012 đã bảo hộ thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm của HTX Tuyết Hương. Tuy nhiên, khi sản phẩm của HTX có thương hiệu uy tín thì thực tế việc bị xuất hiện hàng giả, hàng nhái trên thị trường cũng đã có. “Nguyên nhân có thể là do khi chúng tôi gửi sản phẩm cho khách hàng qua bưu điện, công ty vận chuyển, thông tin của HTX, thông tin của khách hàng bị lọt ra ngoài, nên một số đối tượng đã lợi dụng việc này, lợi dụng thương hiệu của HTX chè Tuyết Hương để làm giả, làm nhái sản phẩm bán ra thị trường. Khi được khách hàng phản hồi lại về vấn đề này chúng tôi đã rất bức xúc và đã có cảnh báo đến khách hàng về thông tin chính thức của HTX chè Tuyết Hương với đầy đủ thông tin, truy xuất nguồn gốc, có địa chỉ và số điện thoại chi tiết, rõ ràng” - bà cho biết.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ phải là việc từ 2 phía 

Ông Phạm Quốc Chính nhấn mạnh, quyền sở hữu trí tuệ là một quyền đặc biệt, hay nói cách khác giá trị của quyền sở hữu trí tuệ rất đặc biệt và nó càng có ý nghĩa quan trọng, mang tính sống còn với doanh nghiệp, HTX trong bối cảnh hiện nay khi toàn cầu hóa về kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế. Theo ông, cơ quan nhà nước đã có biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ rồi nhưng bản thân các chủ sở hữu văn bằng bảo hộ từ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận tập thể, cho đến nhãn hiệu thông thường cũng cần phải có “kháng sinh” để tự bảo hộ cho mình. Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ phải là việc từ 2 phía, chứ không nên chỉ trông chờ vào cơ quan nhà nước. 

Để đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nói chung và cho sản phẩm chè của tỉnh Thái Nguyên nói riêng, các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải tích cực chủ động phối hợp chặt chẽ hơn nữa, chủ động tấn công đối với các hành vi vi phạm.

 Ông Phạm Quốc Chính, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên 

Theo đó, thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh và nghiên cứu các cơ chế chính sách riêng cho sản phẩm chè trên địa bàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất, kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm chè của tỉnh Thái Nguyên.

Tăng cường phổ biến chính sách của nhà nước về phát triển thương hiệu, tổ chức tập huấn về xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm tại cơ sở giúp các hộ gia đình, làng nghề nhằm tăng cường nâng cao nhận thức về giá trị, để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, có sức cạnh tranh trên thị trường. Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền sâu rộng về lĩnh vực sở hữu trí tuệ; đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ quan thực thi về SHTT để sẵn sàng phối hợp xử lý được ngay các hành vi vi phạm

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra nhãn hiệu, kiểm soát chất lượng sản phẩm để phù hợp với chất lượng khi đăng ký bảo hộ đối với tổ chức, cá nhân.

Nhấn mạnh giải pháp nâng cao hiệu quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của các địa phương trong tỉnh, ông cũng thông tin cho các tổ chức cá nhân là sẽ được Nhà nước hỗ trợ một khoản tiền khi xây dựng phát triển thương hiệu sản phẩm của mình.

"Bản thân các chủ nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể của các sản phẩm phải tự nâng cao chất lượng sản phẩm, thương hiệu sản phẩm của mình để thương hiệu bay cao, bay xa, có giá trị thật trên thị trường và đem lại sức cạnh tranh trên thị trường cho các sản phẩm chè, trong bối cảnh công nghệ 4.0 khi người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc qua mã QR-Code thì hành vi làm giả, làm nhái thương hiệu sẽ hạn chế" - ông nói./.

 

 
MD

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN