Rối cạn Tế Tiêu - nghệ thuật dân gian độc đáo vùng Bắc Bộ
Thứ Hai, 24/10/2022 09:07 (GMT+0)
(ĐCSVN) - Các tiết mục rối cạn do chính người nông dân dàn dựng, nghệ sỹ rối là nông dân, tạo tác con rối cũng chính là người nông dân. Bối cảnh trò rối là làng quê Việt Nam gắn liền với nền văn minh lúa nước... Đó là nét đặc trưng làm nên sức hấp dẫn của nghệ thuật múa rối nói chung, nghệ thuật rối cạn Việt Nam nói riêng mà rối cạn Tế Tiêu là một đại diện tiêu biểu.
|
Phong cách biểu diễn của rối cạn Tế Tiêu, tự thân nó đã phản ánh sinh động đời sống văn hóa tinh thần của văn minh lúa nước Việt Nam. |
|
Theo tài liệu, rối cạn Tế Tiêu xuất hiện khoảng năm 1573, nay thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trải qua nhiều thời kỳ gián đoạn loại hình sân khấu dân gian này lại được hồi sinh trên mảnh đất Tế Tiêu vào những năm 1954-1957, và phát triển mạnh vào những thập niên 70 nhờ sự cống hiến của các nghệ nhân tiền bối như: nghệ nhân Lê Năng Nhượng, nghệ nhân Phạm Văn Bể… |
|
Theo những nghệ sỹ nông dân Tế Tiêu, sự hấp dẫn của nghệ thuật rối cạn "là việc đẽo gọt, chăm chút gương mặt và các khớp chi của con rối". |
|
Xuyên suốt chủ đề nội dung của rối cạn Tế Tiêu, các nhân vật rối phải gắn liền với ước mơ trong sáng, cao đẹp và cuộc sống đời thường của cư dân nông nghiệp. |
|
Bối cảnh của rối cạn là làng quê Việt Nam với những con người thực. |
|
... với công việc thực gắn liền với văn minh lúa nước, với cuộc sống gắn kết từ từng tế bào xã hội. |
|
Sàn diễn của rối cạn Tế Tiêu dù đã cách điệu vẫn gắn liền với bối cảnh đồng chiêm. |
|
Tập quán của nhân dân, ước mơ của nhân dân... |
|
Và tín ngưỡng của nhân dân... |
|
Đây là nền tảng văn hóa truyền thống để các nghệ nhân sáng tạo lên các vở rối dân gian. |
|
Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, sự chắt lọc và kế thừa tinh hoa nghệ thuật dân tộc đã làm nên sức sống trường tồn của nghệ thuật rối cạn Tế Tiêu. |
N.Dương