Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Những nỗ lực của công tác tư tưởng tại Đảng bộ huyện miền núi Nam Trà My

Thứ Sáu, 02/08/2024 11:29 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) – Nam Trà My là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Những năm qua, với tinh thần: Công tác Tuyên giáo “đi trước, mở đường”, cổ vũ Nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm chính trị tại địa phương, toàn ngành công tác Tuyên giáo, trong đó có công tác tư tưởng của Đảng bộ huyện Nam Trà My đã nỗ lực, quyết tâm chủ động, hoàn thành nhiều nhiệm vụ, góp phần tạo sự đồng thuận trong nội bộ Đảng và Nhân dân, thực hiên thắng lợi mọi chủ trương, chính sách, nghị quyết mà Đảng và Nhà nước đặt ra.

Đây là chia sẻ của đồng chí Nguyễn Văn Cẩn, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam). Đồng chí cho biết, là huyện miền núi khó khăn nên Nam Trà My rất cần nhiều nguồn lực, động lực để phát triển. Trong đó, sự đồng thuận, nhất trí của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa thiết thực đối với địa phương.

“Nhận thức rõ yêu cầu đó, toàn ngành Tuyên giáo của Đảng bộ Nam Trà My đã tích cực chủ động tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương; tập trung nỗ lực phát huy tốt nhất vai trò của công tác Tuyên giáo, công tác tư tưởng để mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân tại địa phương là hạt nhân tích cực, sẵn sàng tham gia và đồng thuận, đồng hành với cấp uỷ, chính quyền để triển khai, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị đặt ra; trong đó việc phát huy vai trò của công tác Tuyên giáo, công tác tư tưởng nhằm “đi trước, mở đường” để xây dựng thành công các mô hình phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả, đưa Nam Trà My ngày càng phát triển”- đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Nam Trà My cho biết.

 

Nhờ làm tốt công tác tư tưởng mà nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước được cán bộ, đảng viên và Nhân dân ở Nam Trà My đồng thuận, tích cực tham gia. Đây là cơ sở để Nam Trà My huy động nhiều nguồn lực thúc đẩy sự phát triển địa phương trong những năm qua.

Thông tin về những nhiệm vụ và kết quả quan trọng mà ngành Tuyên giáo của Đảng bộ địa phương đã và đang triển khai, thực hiện, đồng chí nhấn mạnh: “Trước hết, với chủ trương, chính sách, nghị quyết mà Đảng, Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền các cấp tại địa phương đặt ra, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ chủ động tham mưu với Huyện uỷ triển khai, quán triệt, chỉ đạo tập trung cả hệ thống chính trị quan tâm tuyên tuyền, từ đó góp phần tạo sự nhận thức, quyết tâm đồng hành và thực hiện thắng lợi ngay từ trong mỗi cấp uỷ, đến từng tổ chức, cơ quan, đơn vị, khu dân cư cũng như mỗi người dân”.

Đồng chí cho biết, ngành Tuyên giáo các cấp trên địa bàn huyện những năm qua, nhất từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay đã tập trung vào 03 mục tiêu trọng yếu của địa phương là giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Các mục tiêu này được cụ thể hoá thành các chương trình cụ thể, thiết thực, đáp ứng đảm bảo nhu cầu của người dân và từng địa phương trong huyện.

Để thực hiện hiệu quả cả 03 mục tiêu trên, Ban Tuyên giáo cũng tham mưu Ban Thường vụ Huyện uỷ  tiến hành tổng kết, sơ kết các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị có liên quan ra đời trước đó. Trên cơ sở đó có những định hướng, giải pháp, bài học kinh nghiệm thiết thực để tập trung chỉ đạo trong thời gian tới.

Song song đó, nhiều vấn đề bức xúc, nổi cộm, vấn đề được Nhân dân quan tâm luôn được ngành công tác Tuyên giáo của huyện quan tâm nắm bắt để định hướng tuyên truyền, tham mưu cấp uỷ chỉ đạo xử lý, giải quyết hiệu quả, không để kéo dài, tạo dư luận không tốt; đồng thời gắn với tuyên tuyền, thúc đẩy sự đồng thuận của xã hội trong thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển của địa phương.

“Trong nỗ lực thực hiện nhiệm vụ này, công tác Tuyên giáo toàn huyện rất quan tâm gắn các nhiệm vụ chính trị với tập trung tuyên truyền Nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới, đồng thời xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả phù hợp liên quan đến mở rộng, bảo tồn phát triển cây sâm Ngọc Linh, các cây dược liệu miền núi cũng như các mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế lớn để thúc đẩy quá trình đẩy nhanh xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng xanh, bền vững…”- Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Nam Trà My Nguyễn Văn Cẩn cho hay.

 Cùng với quan tâm làm tốt công tác tư tưởng, thời gian qua Đảng bộ huyện Nam Trà My còn làm tốt việc khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, người dân tham gia thu mua nông sản, tìm đầu ra cho nông sản địa phương.

Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trên, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Nam Trà My cũng cho biết, không chỉ ngành Tuyên giáo mà cả hệ thống chính trị ở địa phương đã bám sát Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến năm 2025 của HĐND tỉnh Quảng Nam; Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025 của HĐND tỉnh Quảng Nam gắn với các  chính sách xoá đói, giảm nghèo bền vững của Trung ương và địa phương, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia để làm cơ sở, nền tảng trong quá trình triển khai, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác tư tưởng trên địa bàn.

“Nhờ sự gắn kết đó, Nam Trà My những năm gần đây đã triển khai rất kịp thời và hiệu quả các chủ trương, chính sách hỗ trợ để Nhân dân phát triển kinh tế- xã hôi, trong đó đáng kể nhất là hỗ trợ 7.000 cây giống Sâm Ngọc Linh- một loài dược liệu quý có giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của huyện để Nhân dân trồng, phát triển kinh tế. Đồng thời với đó, huyện cũng vận động Nhân dân vay vốn để thoát nghèo, chuyển đổi diện tích các cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu, trong đó riêng cây quế huyện hỗ trợ 1ha là 1.000 cây quế giống để bà con nông dân trong huyện chuyển đổi kinh tế”- đồng chí khẳng định và thông tin thêm: Hiện nay, Nam Trà My cũng tập trung phát triển mô hình đan xen  giữa cây sắn (mỳ) với cây quế. Mô hình này ưu điểm là lấy ngắn nuôi dài, trong thời gian đầu trồng quế, người dân trồng xen canh cây sắn để có thu nhập đầu tư lại cho cây quế. Sau 3-5 năm, khi cây quế phát triển đã có thể thu hoạch nhánh, lá để bán và tạo nguồn thu tiếp tục chăm bón cho diện tích quế phát triển thêm….

Ngoài chuyển đổi diện tích trồng trọt, tại các xã Trà Nam, Trà Vinh, Trà Mai, Trà Tập, Trà Vân… hiện mô hình nuôi dê do Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu Chiến binh đứng ra phát động đang trở thành những mô hình kinh tế hiệu quả, cho thu nhập cao. “Với giống dê cỏ rất dễ nuôi và giá thành cao bình quân hiện là 150 ngàn/kg thịt hơi và 01 con dê cái 01 năm đẻ 02 lần, mỗi lần từ 01 đến 02 sẽ giúp người nuôi mỗi năm có từ 2 đến 4 con dê con nên sẽ nhanh chóng phát triển đàn; trong khi thị trường hiện nay rất ưa chuộng thịt dê cỏ và hiện tại nguồn cung không đủ cầu, do đó đây đang là hướng đi hiệu quả, được các địa phương trong huyện nhân rộng”- đồng chí Nguyễn Văn Cẩn cho biết thêm.

Nhiều năm qua các cấp chính quyền tại Nam Trà My luôn quan tâm khuyến khích các tổ chức, cá nhân thu mua nông sản của nông dân, đồng thời tìm đầu ra cho nông sản địa phương. Cách làm này được ngành Tuyên giáo địa phương tham mưu khi gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mà các cấp uỷ, chính quyền và Nhân dân địa phương đang hưởng ứng tích cực. Bên cạnh đó, cũng thông qua việc học Bác, làm theo Bác, nhiều nông dân đã tích cực nhường đất để làm đường, đóng góp công sức và tiền của cho xây dựng nông thôn mới, xây dựng giao thông và cơ sở hạ tầng thiết yếu ở địa bàn dân cư mình sống. Các phong trào này đã và đang mở rộng tại rất nhiều xã và khu dân cư trong huyện.

Thời gian qua, Nam Trà My đã hỗ trợ 7.000 cây giống Sâm Ngọc Linh để Nhân dân phát triển kinh tế.

Liên quan đến việc triển khai, thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Nam Trà My cho biết, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ đã tập trung tham mưu giúp Ban Thường vụ Huyện uỷ xây dựng các kế hoạch và chỉ đạo triển khai, tuyên truyền trong toàn Đảng bộ, các tổ chức đoàn thể và Nhân dân địa phương. Đồng thời, đã đặc biệt chú ý đảm bảo sự thống nhất, đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân để công tác nhân sự cho đại hội đảng bộ các cấp tới đây được đảm bảo, nhất là ở những nơi thiếu cán bộ hoặc không đủ tiêu chuẩn để giới thiệu nhân sự.

“Công tác Tuyên giáo chú ý làm tốt công tác tư tưởng để những cán bộ không đủ tiêu chuẩn tự giác rút lui để cho những đồng chí có đủ tiêu chuẩn được tham gia để công tác nhân sự đại hội được đảm bảo. Công tác này hiện đang được ngành Tuyên giáo của huyện tiếp tục quan tâm, theo dõi sát sao để góp phần tạo thành công cho đại hội Đảng bộ các cấp trên địa bàn trong thời gian tới”- đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Nam Trà My Nguyễn Văn Cẩn cho hay./.

Bài, ảnh: Đình Tăng - An Phương

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN