Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Những căn bệnh dễ mắc vào mùa đông và cách phòng tránh

Thứ Sáu, 17/11/2023 16:19 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

Thời tiết giao mùa từ thu sang đông, cộng với sự thay đổi bất thường của khí hậu là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển làm dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng. Các bệnh thường gặp như: cảm cúm, viêm họng, đau khớp, tim mạch, tay chân tê cóng, viêm phổi…đặc biệt bệnh thường gặp ở người già và trẻ em, do sức đề kháng kém. Do đó việc phòng bệnh trong mùa đông là rất cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe.

1. Bệnh cảm cúm

 


Cúm là căn bệnh nhiều người gặp phải, nhất là ở trẻ em có sức đề kháng kém và người già, người bị tiểu đường, thận. Khi bị cảm cúm cần giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi; nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu; tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể; đặc biệt là vitamin C để tăng sức đề kháng; đồng thời ăn các thức ăn, thực phẩm giàu protein như trứng gà, các chế phẩm từ đậu.

2. Bệnh viêm họng

 

Viêm họng là căn bệnh phổ biến vào mùa đông và hầu hết bị gây ra do nhiễm virus; sự thay đổi nhiệt độ cũng có thể gây ra viêm họng. Khi bị viêm họng, nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, súc miệng bằng nước muối ấm; không nên ăn đồ lạnh. Chú ý giữ ấm cho cơ thể; tăng cường dinh dưỡng và vitamin.

3. Bệnh đau nhức khớp tay, chân

 

Bệnh viêm khớp có nguyên nhân do các đầu mối xương khớp bị tổn thương dẫn đến các cơn đau nhức khi thời tiết trở lạnh, nhất là đối với người già. Cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý, đảm bảo cơ thể đầy đủ sức khỏe để đối phó với sự thay đổi của thời tiết, nhất là thời tiết lạnh cũng là một cách để bảo vệ bệnh viêm khớp không bị tái phát. Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe và các khớp.

4. Tê cóng tay, chân

 

Vùng trên cơ thể dễ bị tê cóng, nhất là khi tiếp xúc với không khí lạnh là mũi, tai, má, cằm, ngón tay, ngón chân. Khi bị tê cóng, da và các mô tế bào dưới da dễ bị tổn hại. Khi bị tê cóng, không nên chà xát vào vùng bị tê bởi như thế sẽ làm tăng mức độ tổn hại. Thay vào đó, nên ngâm vùng bị tê vào nước ở nhiệt độ thường. Cách phòng tránh tê cóng tốt nhất vẫn là mặc đủ ấm khi ra ngoài trời lạnh.

5. Viêm mũi – xoang

 

Là tình trạng niêm mạc mũi xoang bị viêm, phù nề và xuất tiết nhiều dịch nhầy. Biểu hiện của bệnh thường gây ngứa và chảy nước mũi nhiều, có thể sốt hoặc không. Khi có triệu chứng của bệnh bạn cần: Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, cân bằng, nghỉ ngơi, tập luyện điều độ để cơ thể khảo mạnh và có một sức đề kháng tốt giúp cơ thể chống lại các viêm nhiễm và phục hồi nhanh chóng.


PN (Tổng hợp)

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN