Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 của ngành Giáo dục

Thứ Năm, 29/08/2024 18:01 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học 2024 - 2025 là: “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”; đồng thời đề ra 12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm học này.

 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn vừa ban hành Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 của ngành Giáo dục.

Kế hoạch nêu rõ: Năm học 2024 - 2025 đánh dấu kết thúc nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và tiến tới Đại hội đảng các cấp.

Đây cũng là năm học Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được triển khai ở tất cả các lớp từ lớp 1 đến lớp 12; cũng là năm học đầu tiên tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình GDPT 2018.

Nhằm thực hiện hiệu quả các quan điểm, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học 2024 - 2025 là: “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”.

Ảnh minh họa. Nguồn: TL. 

12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Kế hoạch đưa ra 12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025, gồm:

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục.

Đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng, trong đó, quan tâm đến đối tượng là người dân tộc thiểu số, người sống ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển hải đảo, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm đủ số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

Sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục thể chất, y tế trường học.

Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.

Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục. Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Tăng cường công tác truyền thông giáo dục và thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua trong toàn ngành.

Cũng tại Kế hoạch này, Bộ GD&ĐT đưa ra một số chỉ tiêu về giáo dục và đào tạo chung của cả nước phấn đấu đạt được trong năm học 2024-2025 như sau:

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Chỉ tiêu phấn đấu

1

Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ

%

35

2

Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo

%

94

3

Tỷ lệ huy động trẻ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1

%

99,7

4

Tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học

%

99,5

5

Số đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2

tỉnh

23

6

Số đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3

tỉnh

40

7

Số đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1

tỉnh

29

8

Số đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2

tỉnh

22

9

Số đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3

tỉnh

12

10

Tỷ lệ người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi theo quy định

%

98,95

11

Tỷ lệ người biết chữ mức độ 2 trong độ tuổi theo quy định

%

97,39

12

Số đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2

tỉnh

50

13

Tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn đào tạo

%

91

14

Tỷ lệ giáo viên tiểu học đạt chuẩn đào tạo

%

91

15

Tỷ lệ giáo viên THCS đạt chuẩn đào tạo

%

94

16

Tỷ lệ giáo viên THPT đạt chuẩn đào tạo

%

99

17

Tỷ lệ giảng viên đại học có bằng tiến sĩ

%

35

18

Tỷ lệ sinh viên học đại học/vạn dân

Sinh viên/vạn dân

230

19

Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn chuẩn quốc gia mức độ 1

%

46

20

Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn chuẩn quốc gia mức độ 2

%

15

21

Tỷ lệ trường tiểu học đạt chuẩn chuẩn quốc gia mức độ 1

%

64

22

Tỷ lệ trường tiểu học đạt chuẩn chuẩn quốc gia mức độ 2

%

17

23

Tỷ lệ trường trung học đạt chuẩn chuẩn quốc gia mức độ 1

%

45

24

Tỷ lệ trường trung học đạt chuẩn chuẩn quốc gia mức độ 2

%

15

26

Tỷ lệ thiết bị dạy học tối thiểu cấp mầm non

%

60

27

Tỷ lệ thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học

%

60

28

Tỷ lệ thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS

%

57

29

Tỷ lệ thiết bị dạy học tối thiểu cấp THPT

%

57

VT

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN