Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Nhà trường và doanh nghiệp đồng hành trong sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực

Thứ Bảy, 19/10/2024 13:34 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon
00:00 / 00:00

(ĐCSVN) – Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, nên ra nhiều vấn đề liên quan đến các giải pháp nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; đồng thời nhiều đề xuất, kiến nghị cũng đã được Hội thảo quan tâm đặt ra….

 TS. Huỳnh Ngọc Mai Kha, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHNN- ĐHĐN phát biểu khai mạc Hội thảo.

Ngày 19/10, Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Đà Nẵng (ĐHNN-ĐHĐN) tổ chức Hội thảo “Nhà trường và doanh nghiệp đồng hành trong sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động trong bối cảnh Toàn cầu hóa và Công nghệ 4.0”.

Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, các trường và cơ sở đào tạo… trao đổi, tìm ra những giải pháp và các mô hình hợp tác hiệu quả hơn giữa nhà trường và doanh nghiệp; từ đó giúp các bên liên quan có được những kết quả mà mình mong muốn, đồng thời đào tạo ra được những thế hệ sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng được những yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Huỳnh Ngọc Mai Kha, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHNN- ĐHĐN cho rằng: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ 4.0, thị trường lao động không ngừng biến đổi với những yêu cầu mới khiến cho việc trang bị những kỹ năng mới và kiến thức chuyên sâu cho đội ngũ lao động tương lai trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Trước tình hình đó, vai trò của các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các trường đại học trở nên cực kỳ quan trọng. Nhà trường không chỉ là nơi cung cấp kiến thức lý thuyết mà còn phải đồng hành với doanh nghiệp trong việc trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực tiễn, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường. Điều này đòi hỏi một sự hợp tác chặt chẽ và bền vững giữa hai bên: nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

TS. Huỳnh Ngọc Mai Kha nhấn mạnh: “Doanh nghiệp, với vai trò là đơn vị trực tiếp sử dụng lao động, có thể cung cấp những thông tin quý báu về xu hướng phát triển ngành nghề, các kỹ năng cần thiết, và thậm chí là cơ hội thực tập, làm việc thực tế cho sinh viên. Trong khi đó, nhà trường cần linh hoạt trong việc thiết kế chương trình đào tạo, kịp thời cập nhật những thay đổi của công nghệ và thị trường".

Hội thảo diễn ra với 05 báo cáo chính theo các chủ đề: Một số đề xuất về các mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường trong sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hoá và công nghệ 4.0; làm thế nào để có tiếng nói chung giữa cộng đồng doanh nghiệp logistics với trường đại học trong mục tiêu đào tạo nhân sự; cơ hội và thách thức cho sinh viên học du lịch khi mới ra trường; vai trò của doanh nghiệp và nhà trường trong việc tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận và thành công trong nền kinh tế số hiện nay; giải pháp đẩy mạnh mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực tiếng Anh chuyên ngành Thương mại và Du lịch hiện nay.

Trên cơ sở báo cáo của 05 chủ đề trên, các nhà quản lý, nhà khoa học, đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và đông đảo các giảng viên, sinh viên đã thảo luận, nên ra nhiều vấn đề có liên quan để các diễn giả, các báo cáo viên, chuyên giao có liên quan trao đổi, giải thích. Đồng thời, nhiều ý kiến, đề xuất cũng đã được Hội thảo quan tâm đặt ra.

Theo T.S Huỳnh Ngọc Mai Kha, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHNN- ĐHĐN, Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, các trường và cơ sở đào tạo… trao đổi, tìm ra những giải pháp và các mô hình hợp tác hiệu quả hơn giữa nhà trường và doanh nghiệp; từ đó giúp các bên liên quan có được những kết quả mà mình mong muốn, đồng thời đào tạo ra được những thế hệ sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng được những yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số.

Quang cảnh Hội thảo.

Trong khi đó, theo nhiều ý kiến, trong thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thường phải đào tạo lại nhằm bổ sung kiến thức thực tiễn cho sinh viên mới được tuyển dung, làm việc. Bởi sinh viên mới ra trường và mới đi làm do sự chênh lện giữa lý thuyết được học tại các trường và nơi mới làm việc.

Các ý kiến cho rằng, chương trình học tại các trường đại học nhiều khi chưa bám sát thực tế và cập nhật kịp thời những thay đổi nhanh chóng trong công nghệ và quy trình làm việc, quản lý tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; các sinh viên thường thiếu các kỹ năng mền như quản lý thời gian, làm việc nhóm, khả năng thích nghi với môi trường làm việc áp lực cao….

Các ý kiến cũng dẫn ra báo cáo từ Hiệp hội logistics Việt Nam (VLA), có tới 70% sinh viên logistics phải trải qua đào tạo, bổ sung sau khi vào làm việc tại các doanh nghiệp. Điều này làm tăng chi phí và thời gian đào tạo cho doanh nghiệp, đồng thời gây khó khăn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. 

Để cải thiện tình trạng và các thách thức trên, các ý kiến cho rằng cần thiết lập đối thoại chiến lược thường xuyên giữa doanh nghiệp và nhà trường, trên cơ sở đó giúp các bên cập nhật xu hướng phát triển, thách thức đang gặp phải và đưa ra các giải pháp đào tạo phù hợp với thực tiễn doanh nghiệp.

Theo yêu cầu đó, ông Tô Văn Hiệp- CEO Công ty CP Kho vận Liên Chiểu xanh đề xuất, cần cập nhật và đồng bộ chương trình đào tạo với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp; phải có sự hợp tác trong nghiên cứu và phát triển công nghệ giữa nhà trường và cộng đồng doanh nghiệp; đẩy mạnh quá trình thực tập và trải nghiệm thực tiễn cho sinh viê; quan tâm phát triển kỹ năng mềm và kỹ năng quản lý toàn cầu để sinh viên nắm vững trước khi ra trường tìm việc làm; nhà trường vag doanh nghiệp cần có sự hợp tác để có các chương trình đào tạo ngắn hạn và đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời mời các chuyên gia hàng đầu để chia sẻ kiến thức, xu hướng mới giúp sinh viên cập nhật… Ngoài ra, các bên cũng chú ý mở ra các chương trình trao đổi sinh viên và giảng viên với các trường quốc tế, các cơ sở và doanh nghiệp…./.

Tin, ảnh: Đình Tăng

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN