Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Nâng cao năng lực phụ nữ ngành Tư pháp

Thứ Tư, 08/12/2021 20:20 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Việc nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ nữ ngành Tư pháp trong xây dựng và thực thi pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt là các cam kết quốc về bình đẳng giới, về vai trò của phụ nữ trong giải quyết các vấn đề an ninh, hòa bình…

Ngày 8/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức toạ đàm “Vai trò của phụ nữ ngành Tư pháp trong xây dựng và thực thi pháp luật - kinh nghiệm của các nước ASEAN”.

Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp Khương Thị Thanh Huyền và quyền Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam Gaelle Demolis đồng chủ trì tọa đàm (Ảnh: TH)

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp Khương Thị Thanh Huyền nêu rõ, với vai trò là một cơ quan về xây dựng pháp luật và thực hiện nhiều nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp, Bộ Tư pháp, trong đó có phụ nữ ngành Tư pháp, đã có nhiều đóng góp tích cực vào thực hiện các chủ trương, chính sách của Việt Nam về nâng cao vai trò của phụ nữ trong mọi mặt đời sống xã hội. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ ngành Tư pháp nói chung và cho cán bộ nữ ngành Tư pháp nói riêng về những vấn đề mới đặt ra từ yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt là các cam kết quốc về bình đẳng giới, về vai trò của phụ nữ trong giải quyết các vấn đề an ninh, hòa bình để có thể thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của ngành luôn được quan tâm.

Tại tọa đàm, các đại biểu đã nghe giới thiệu Báo cáo khu vực của ASEAN về WPS. Báo cáo này tổng hợp các thực tiễn và bài học kinh nghiệm tốt về WPS, gồm cả các khuyến nghị quan trọng xuất phát từ kinh nghiệm và bối cảnh của ASEAN. 

Đồng thời, tọa đàm cũng thảo luận về một số nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp có liên quan đến việc thực hiện các vấn đề được đề cập tại Báo cáo Khu vực của ASEAN về WPS như: Vai trò của cán bộ nữ ngành Tư pháp trong việc thực hiện các khuyến nghị được đề xuất tại Báo cáo khu vực về WPS; Bảo đảm quyền và lợi ích của phụ nữ trong công tác xây dựng văn bản QPPL; Bảo đảm quyền tiếp cận công lý cho nhóm đối tượng yếu thế thông qua công tác trợ giúp pháp lý; Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho phụ nữ trong thi hành án dân sự; Vấn đề về hoạt động bình đẳng giới trong xây dựng nguồn cán bộ nữ của ngành Tư pháp…

Trên cơ sở đó, các đại biểu kiến nghị cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong ngành Tư pháp; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ trong các chương trình, kế hoạch hoạt động của cơ quan, đơn vị. Đồng thời, tăng cường công tác tham mưu về hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ của ngành Tư pháp... Qua đó, góp phần nâng cao vai trò của công chức nữ ngành Tư pháp trong xây dựng và thực thi pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng./.

Vy Thảo

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN