Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mô hình giúp việc của Ban chỉ đạo tổ chức triển khai Chương trình 1719

Thứ Tư, 16/08/2023 08:19 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Bộ máy quản lý Chương trình tại các cấp được kiện toàn, hoạt động đi vào nền nếp, có sự phân công, phối hợp chặt chẽ là nhân tố rất quan trọng trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo báo cáo của Uỷ ban Dân tộc tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2023 tổ chức tại 3 khu vực (Phía Bắc, phía Nam và miền Trung - Tây Nguyên), sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội được phê duyệt, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/2/2020 triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành Trung ương do lãnh đạo Văn phòng điều phối Chương trình MTQG DTTS&MN làm Trưởng đoàn làm việc, tháo gỡ vướng mắc thực hiện Chương trình tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam (tháng 4/2023)  - Ảnh: Thanh Huyền

Thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Nghị quyết số 12/NQ-CP, Uỷ ban Dân tộc đã chủ trì tham mưu xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1014/QĐ-TTg ngày 14/7/2020 thành lập Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, trình Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG DTTS&MN ban hành Quy chế hoạt động và Chương trình công tác năm 2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình.

Căn cứ yêu cầu của Quốc hội về việc lồng ghép tổ chức triển khai thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 tại Nghị quyết số 24/2021/QH15, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1945/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 (Ban Chỉ đạo Trung ương).

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác về Chương trình MTQG DTTS&MN do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc làm Tổ trưởng.

Tổ công tác có sự tham gia của đại diện các bộ, cơ quan chủ quản dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình MTQG DTTS&MN.

Văn phòng điều phối Chương trình MTQG DTTS&MN được kiện toàn lại để giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương và trực tiếp giúp việc Tổ trưởng Tổ công tác về điều phối, tổ chức thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN.

Trên cơ sở đó, các địa phương đã kiện toàn, thành lập Ban chỉ đạo chung cho các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 để hạn chế sự chồng chéo, trùng lặp giữa ba chương trình theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội.

Ở cấp địa phương, đến nay, 49/49 địa phương triển khai thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN đã hoàn thành công tác thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 cấp tỉnh.

Trong đó phân công đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng ban Chỉ đạo; các đồng chí Phó Chủ tịch là Phó Trưởng ban Chỉ đạo; đồng chí Trưởng ban Dân tộc giữ vị trí Phó Trưởng ban Chỉ đạo hoặc là Uỷ viên Thường trực.

Tổ công tác thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN cấp tỉnh được thành lập tại hầu hết các địa phương, do đồng chí Trưởng ban Dân tộc làm Tổ trưởng và ban hành Quy chế hoạt động của Tổ Công tác.

Uỷ ban nhân dân cấp huyện vùng đồng bào DTTS&MN thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện, Tổ công tác và ban hành quy chế hoạt động, trong đó sử dụng bộ máy, biên chế của UBND huyện để triển khai thực hiện Chương trình.

Riêng Thành phố Hà Nội không thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện do phạm vi địa bàn thực hiện ít.

Về việc thành lập Văn phòng điều phối hoặc Văn phòng thường trực Chương trình MTQG DTTS&MN tại cấp tỉnh làm cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ đạo và Tổ công tác cùng cấp tại các địa phương không phải là quy định bắt buộc, nhưng đến nay đã có 5 địa phương, gồm: Hoà Bình, Thừa Thiên Huế, Bắc Kạn, Quảng Nam, Cà Mau đã chủ động thành lập Văn phòng điều phối để tăng cường công tác tham mưu và giúp việc cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trong công tác quản lý, tổ chức triển khai Chương trình.

Việc bộ máy quản lý Chương trình tại các cấp được kiện toàn, hoạt động đi vào nền nếp, có sự phân công, phối hợp chặt chẽ là nhân tố rất quan trọng trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN./.

Quốc Hoàn

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN