Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Lan tỏa bản sắc làng nghề truyền thống Hà Nội

Thứ Hai, 27/05/2024 14:51 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon
00:00 / 00:00

(ĐCSVN) – Hàng ngàn mặt hàng thủ công mỹ nghệ, thể hiện nét tài hoa của các nghệ nhân, thợ giỏi của các làng nghề Hà Nội được giới thiệu, giúp công chúng nhất là những du khách quốc tế có dịp thưởng lãm những nét văn hóa độc đáo của các làng nghề truyền thống của Hà Nội, đồng thời cho thấy một mảng mầu văn hóa sinh động của vùng đất Thăng Long – Hà Nội hơn ngàn năm văn hiến.

Tối ngày 25/5, tại Trung tâm Văn Hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thanh Trì 2024. Triển lãm là sự kiện đầu tiên trong chuỗi các sự kiện để quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch thuộc Kế hoạch Phát triển Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu,  quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.

 Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khai mạc Triển lãm.

Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Hà Nội có trên 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ hầu hết các nghề trong số nghề truyền thống của cả nước. Các sản phẩm làng nghề đa dạng về mẫu mã, chủng loại, chất lượng tốt, nhiều sản phẩm được xuất khẩu đi các thị trường chất lượng cao như Nhật Bản, Mỹ, EU, Dubai và một số nước Châu Á, Đông Nam Á đã thúc đẩy gia tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giải quyết và tạo nhiều việc làm cho lao động ngoại thành, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Nơi đây còn là quê hương của rất nhiều danh nhân văn hóa đất nước và cũng nổi tiếng với nhiều sản phẩm truyền thống. Huyện Thanh Trì hiện có 8 làng nghề, làng nghề truyền thống gồm: Miến dong, Bánh đa thôn Phú Diễn, xã Hữu Hòa; Bánh chưng, Bánh dày thôn Tranh Khúc, xã Duyên Hà; Dệt Triều Khúc, xã Tân Triều; Nón lá Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng; Mây tre đan thôn 3, xã Vạn Phúc; rượu Ngâu xã Tam Hiệp; may Vĩnh Trung xã Đại Áng và sản xuất bánh kẹo thôn Nội Am, xã Liên Ninh.

Năm 2023, thành phố đã công nhận Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch cấp xã cho 10 đơn vị trên địa bàn các quận, huyện. Trong đó, Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề gắn với du lịch xã Duyên Hà thuộc huyện Thanh Trì đạt mô hình 3 sao. Các mô hình được công nhận đã, đang và sẽ tiếp tục được hỗ trợ thông tin, tuyên truyền, nâng cao năng lực, kết nối sản phẩm OCOP trên địa bàn, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm; hình thành các tour, chương trình du lịch liên kết với các Trung tâm Thiết kế, sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch; lồng ghép quảng bá các Trung tâm này tại các văn phòng công ty du lịch và đại lý lữ hành trong và ngoài nước.

Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thanh Trì 2024 là sự kiện đầu tiên trong chuỗi các sự kiện làng nghề, phục vụ du lịch thuộc Kế hoạch Phát triển Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2024. Góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm, xây dựng chuỗi liên kết từ thiết kế sáng tạo, sản xuất - chế biến, tiêu thụ sản phẩm tại thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế, trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các làng nghề gắn với hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn trong nền kinh tế tuần hoàn, góp phần xây dựng thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

 Ông Nguyễn Tiến Cường - Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thanh trì phát biểu tại buổi khai mạc.

Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thanh trì Nguyễn Tiến Cường cho biết, trong những năm qua Trung ương và thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, làng nghề thông qua thực hiện có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương, góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo việc làm cho nhiều lao động, trong đó có người dân huyện Thanh Trì.

Thực hiện Kế hoạch số 303, ngày 18/12/2023 của UBND Thành phố Hà Nội về phát triển thương mại điện tử tại Hà Nội năm 2024. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy phát triển kinh tế số, tạo thói quen mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại. Huyện Thanh trì đã xây dựng kế hoạch, phổ biến, hướng dẫn các xã, thị trấn đăng ký triển khai tuyến phố, tuyến đường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, đến nay đã có 15 đơn vị đăng ký triển khai tại 18 tuyến phố, tuyến đường thuộc Huyện.

Nhân dịp diễn ra Triển lãm, Huyện Thanh Trì phát động xây dựng tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, tiện lợi, minh bạch trong chi tiêu, giao dịch. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP, làng nghề của Huyện, vận động người kinh doanh và tiêu dùng tích cực thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ 4.0.

 Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm.

Triển lãm nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, nghệ nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và huyện Thanh Trì nói riêng trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nghề truyền thống địa phương, sản phẩm OCOP, sản phẩm truyền thống làng nghề, đồng thời tuyên truyền, kết nối quảng bá các hoạt động trình diễn nghề, trình diễn các quy trình sản xuất tiêu biểu, biểu diễn thực cảnh để quảng bá nghề, sản phẩm nghề truyền thống địa phương nhằm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghề và làng nghề phục vụ du lịch.

Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thanh Trì 2024 có các gian hàng và khu trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm truyền thống làng nghề của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, nghệ nhân trên địa bàn huyện Thanh trì (tương đương khoảng 80 gian hàng tiêu chuẩn). Thông qua Triển lãm, các tổ chức, cá nhân có thể tiếp cận, tìm hiểu, kết nối các hoạt động thiết kế sáng tạo, phát huy những ý tưởng, thiết kế ra những mẫu sản phẩm mới, có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật đáp ứng và phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng; từ đó có thể phát triển, hình thành điểm đến về thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch.

 Tranh thêu tay của làng nghề Quất Động, huyện Thường Tín giới thiệu tại Triển lãm.

Đây cũng là cơ hội liên kết giữa các nghệ nhân, đội ngũ thiết kế trẻ với tinh thần khởi nghiệp nhằm phát huy ưu thế văn hóa địa phương, khát vọng phát triển kinh tế của cộng đồng tại làng nghề truyền thống trên địa bàn các huyện, thị xã; kiến tạo môi trường triển khai các hoạt động hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn, chủ thể sản xuất kinh doanh làng nghề hình thành và phát triển hoạt động thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với phát triển các hình thức du lịch trải nghiệm góp phần tái cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn trên địa bàn Thành phố.

Thực hiện Kế hoạch số 303/KH-UBND ngày 18/12/2023 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phát triển thương mại điện tử trên địa bàn Hà Nội năm 2024, trong khuôn khổ của Triển lãm, UBND huyện Thanh Trì sẽ triển khai phát động xây dựng tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, tiện lợi, tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu, giao dịch. Thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế thương mại toàn cầu. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chính là hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông hàng hóa, giảm thiểu chi phí xã hội, mở rộng không gian, rút ngắn thời gian cho quá trình bán và mua hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. Thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, hướng đến tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Khu giới thiệu các sản phẩm TCMN, sản phẩm OCOP chất lượng cao tại Triển lãm.

Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thanh Trì 2024 góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề Thủ đô nói chung và của huyện Thanh Trì nói riêng, xây dựng chuỗi liên kết từ thiết kế sáng tạo, sản xuất - chế biến, tiêu thụ sản phẩm tại thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề gắn với hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn trong kinh tế tuần hoàn, góp phần xây dựng thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Triển lãm diễn ra từ ngày 24/5 đến ngày 28/5/2024.

Tin, ảnh: N Dương

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN