Khu dự trữ sinh quyển Việt Nam: Đóng góp quan trọng trong giảm biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học
(ĐCSVN) - Tại Việt Nam, những khu dự trữ sinh quyển được công nhận bởi UNESCO đã được mệnh danh như một "đại sứ thiên nhiên" trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu và bảo vệ sự đa dạng sinh học quý giá của đất nước. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn những loài động và thực vật quý hiếm, và đóng góp tích cực trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.
Khu dự trữ sinh quyển đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng cách hấp thụ carbon, bảo vệ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao nhận thức xã hội về vấn đề môi trường.
Theo định nghĩa từ UNESCO, khu dự trữ sinh quyển là một hệ sinh thái độc đáo và tiêu biểu của khu vực trên cạn và ven biển. Nó nhằm thúc đẩy việc bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vũng và mối quan hệ hài hoà giữa con người và thiên nhiên. UNESCO sẽ công nhận là khu dữ trữ sinh quyền với một số tiêu chí sau: bảo tồn, phát triển bền vững, hỗ trợ hậu cần, nghiên cứu và giám sát, giáo dục và đạo tạo, hiệu ứng lan toả, các giá trị văn hoá và đạo đức,…
Đến thời điểm hiện tại, hệ thống khu dữ trữ sinh quyển Việt Nam đã được phát triển, mở rộng, nay Việt Nam có tổng số 11 khu dữ trự sinh quyển được UNESCO công nhận, trở thành quốc gia có số lượng khu Dữ trữ sinh quyển lớn thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã phát biểu: “ Các khu dữ trữ sinh quyển thế giới của nước ta không chỉ là danh hiệu được UNESCO công nhận mà còn đang dần trở thành mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương”.
11 “kỳ quan” dữ trữ sinh quyển ở Việt Nam ( Ảnh:TTXVN) |
Lợi ích mà khu dự trữ sinh quyển mang lại là rất lớn, và khu dự trữ tác động mạnh đến môi trường sống hiện nay. Khu dự trữ sinh quyển đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên như rừng, đầm lầy, và vùng biển. Nhờ việc duy trì và khôi phục các hệ sinh thái này, đã giúp duy trì sự cân bằng môi trường và giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó khu dữ trữ sinh quyển cũng đóng góp rất lớn trong việc bảo tồn và quản lý các loài động và thực vật quý hiếm, việc này nhằm cân bằng sinh thái và ngăn chặn suy thoái của các loài quan trọng trong việc ổn định hệ sinh thái.
Ngoài ra, khu dự trữ sinh quyển còn đóng góp vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khí thải carbon và hấp thụ carbon từ không khí. Các hệ sinh thái trong khu vực này, như rừng nguyên sinh, có khả năng hấp thụ CO2 và lưu giữ carbon, giúp làm giảm hiệu ứng nhà kính và ổn định khí hậu. Khu dự trữ sinh quyển cung cấp một môi trường thuận lợi cho nghiên cứu và giáo dục về môi trường và biến đổi khí hậu. Việc tiến hành các nghiên cứu khoa học trong khu vực này giúp hiểu rõ hơn về tác động của biến đổi khí hậu và phát triển các biện pháp ứng phó hiệu quả. Đặc biệt, khu sinh quyển còn cung cấp cơ hội phát triển kinh tế địa phương bền vững qua các hoạt động du lịch sinh thái, khai thác bền vững các nguồn tài nguyên tạo thêm thu nhập cho người dân ở khu vực này.
Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm |
Năm 2022, ngày Quốc tế về Khu dự trữ sinh quyển lần đầu tiên được tổ chức tại nhiều quốc gia trên khắp các châu lục một lần nữa khẳng định ý nghĩa quan trọng của lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu; nhấn mạnh đa dạng sinh học chính là nền tảng để con người xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.
Theo các đại biểu tại biểu lễ mít tinh Quốc tế về Khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam được diễn ra vào năm 2022 thì bên cạnh những khía cạnh lợi ích, thì Việt Nam đang gặp phải một số thách thức và vấn đề về việc xây dựng và bảo vệ khu dữ trữ sinh quyển. Mặc dù Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc bảo vệ các khu vực dữ trữ sinh quyển nhưng việc mất môi trường sống do nhiều nơi khai thác không bền vững, nạn phá rừng, đô thị hoá và ô nhiễm môi trường đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không hề nhỏ về việc gìn giữ khu dữ trữ sinh quyển.
Sự suy giảm và mất mát đa dạng sinh học đang là một thách thức lớn tại các khu dự trữ sinh quyển. Việc săn bắn trái phép, đánh bắt quá mức và môi trường sống đang bị đe doạ gây ra nguy cơ suy thoái của các loài quý hiếm và đặc biệt. Một số khu dữ trữ còn đang gặp khó khăn trong việc triển khai quản lý và tham gia cộng đồng, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cấp quản lý, nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng địa phương để đảm bảo hiệu quả và bền vững của từng khu vực. Một thách thức khác là nâng cao ý thức và nhận thức xã hội về tầm quan trọng của bảo vệ các khu dữ trữ sinh quyển. Việc tăng cường giáo dục và thông tin về giá trị và vai trò của các khu vực này là cần thiết để thúc đẩy sự quan tâm và hành động bảo vệ từ cộng đồng và xã hội.
Để bảo vệ và phát triển khu dự trữ sinh quyển, cần có sự hỗ trợ và hợp tác đa phương từ cấp chính phủ và cộng đồng. Quy định và chính sách bảo vệ môi trường, quản lý và giám sát chặt chẽ, hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, tạo nhận thức và giáo dục, cùng với hợp tác đa phương, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển khu dự trữ sinh quyển. Việt Nam cần tăng cường những nỗ lực này để đảm bảo bảo vệ và phát triển khu dự trữ sinh quyển, góp phần quan trọng vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời đảm bảo một tương lai bền vững cho thế hệ tương lai.
Khẳng định quan điểm bảo tồn cho phát triển và phát triển để bảo tồn, Giáo sư Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và sinh quyển Việt Nam cho rằng, việc bảo tồn thành công đa dạng sinh học, thiên nhiên tại các khu dự trữ sinh quyển ở nước ta là cơ sở quan trọng để thu hút du khách trong phát triển du lịch. Cùng với đó, các sản phẩm, dịch vụ đặc trưng được gắn nhãn hiệu chứng nhận gắn với Khu Dự trữ sinh quyển sẽ góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, tạo sự phát triển hài hòa, bền vững.