Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Khí Nitơ dioxide (NO2) và tác động của nó đối với người lao động

Thứ Sáu, 12/07/2024 11:10 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

Khí Nitơ dioxide (NO2) là một chất khí phổ biến trong môi trường lao động công nghiệp. Nó được tạo ra chủ yếu từ quá trình đốt cháy nhiên liệu như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… trong các nhà máy điện, xưởng sản xuất và các phương tiện giao thông. Đây là một tác nhân gây ô nhiễm không khí mà không chỉ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên mà còn gây nguy hiểm đáng kể cho sức khỏe của những người làm việc trong môi trường này.

Đối mặt với tác động tiêu cực của NO2, việc nhận thức và hành động để bảo vệ sức khỏe người lao động trở nên cực kỳ quan trọng. Việc nâng cao kiến thức về tác động của NO2 và thiết lập các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm là yếu tố quyết định để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động.

Nitơ dioxide (NO2) là một chất khí không màu, không mùi và còn được gọi là Nitrit hay dioxide nitơ. Nó là một trong những thành phần quan trọng của không khí và xuất hiện trong môi trường tự nhiên cũng như trong quá trình sản xuất công nghiệp và giao thông. NO2 được tạo ra chủ yếu từ quá trình đốt cháy nhiên liệu như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… Các nguồn phát thải chính của NO2 là nhà máy điện, xưởng sản xuất, xe cộ và các hoạt động công nghiệp khác. Ngoài ra, các hoạt động khai thác mỏ, xử lý chất thải, đốt rừng, đốt than,… cũng có thể làm gia tăng nồng độ NO2  trong môi trường. Khi nhiên liệu này bị đốt cháy, nitơ trong không khí kết hợp với oxy tạo thành NO2. NO2 thường tồn tại trong đất và trong nước. Đây là chất trung gian trong quá trình tổng hợp công nghiệp của axit nitric hay trong nước nó là sản phẩm trung gian của phản ứng oxy hóa dưới tác động của vi khuẩn từ amoniac thành nitrite và cuối cùng là nitrat.

Có một số ngành nghề mà người lao động tiếp xúc với NO2 có nguy cơ gây hại cho sức khỏe như: Ngành công nghiệp nhiệt điện,  các nhà máy sản xuất hóa chất trong quá trình sản xuất, vận hành và xử lý hóa chất có thể phát sinh khí NO2. Ngành công nghiệp chế biến kim loại, bao gồm công nhân làm việc trong luyện kim, gia công kim loại, hàn,… có nguy cơ tiếp xúc với NO2 từ quá trình cháy nhiên liệu và quá trình xử lý kim loại. Trong quá trình sản xuất gốm sứ, sấy khô, nung chảy gốm sứ,… người lao động có thể tiếp xúc với NO2 từ nhiệt độ cao và quá trình đốt cháy nhiên liệu. Luyện kim như luyện thép, luyện nhôm, luyện kẽm,… có thể tạo ra NO2 trong quá trình cháy nhiên liệu và xử lý kim loại. Công nghiệp dầu khí: quá trình xử lý dầu mỏ, công nhân khoan, công nhân sản xuất khí đốt,… có thể tiếp xúc với NO2 từ quá trình khai thác, xử lý và vận chuyển. Những người làm việc trong các nhà máy xử lý chất thải có thể tiếp xúc với NO2 từ quá trình xử lý và đốt cháy chất thải và một số ngành nghề, công việc khác có tiếp xúc với NO2.

Khi tiếp xúc với NO2 (nitơ dioxide) trong thời gian dài, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như:

Tác động đến sức khỏe: NO2 có khả năng gây viêm phổi, suy hô hấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như hen suyễn và viêm phế quản. Nếu người lao động đang mắc các bệnh hô hấp khác nhau, NO2 có thể làm tăng tình trạng khó thở và gây không thoải mái. Làm tăng nguy cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và các vấn đề khác liên quan đến tim.

Tác động đến hệ thống miễn dịch: làm tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến miễn dịch.

Một số nghiên cứu đã cho thấy NO2 có thể có tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi và khó tập trung.

Sự tiếp xúc không ngừng với NO2 có thể làm mất năng lượng và gây mệt mỏi cho người lao động, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm lý và thể chất, dẫn đến sự mất cân bằng và không thoải mái. Điều này làm ảnh hưởng đến tinh thần và sự tập trung trong công việc

Để bảo vệ sức khỏe, nên hạn chế tiếp xúc với NO2 và sống trong môi trường có chất lượng không khí tốt. Điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng thiết bị lọc không khí, hạn chế hoạt động gây ra ô nhiễm không khí và tuân thủ các quy định an toàn trong môi trường làm việc.

Khí NO2 ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quan của người lao động 

Để giảm thiểu ảnh hưởng của NO2 đến sức khỏe người lao động, các biện pháp sau đây có thể được áp dụng:

Đánh giá mức độ NO2 trong môi trường làm việc để xác định nồng độ và thực hiện biện pháp kiểm soát phù hợp. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp các thiết bị đo nồng độ NO2 và thực hiện quy trình kiểm tra định kỳ.

Tối ưu hóa quy trình làm việc để giảm tiếp xúc với NO2. Điều này có thể bao gồm sử dụng thiết bị công nghệ cao, thiết kế lại công việc để giảm sự tiếp xúc trực tiếp với chất gây ô nhiễm và tăng cường hệ thống thông gió và quạt hút.

Đảm bảo có hệ thống thông gió và quạt hút hiệu quả trong các khu vực làm việc tiềm ẩn mức độ NO2 cao. Điều này giúp loại bỏ chất gây ô nhiễm khỏi không khí và hạn chế sự tiếp xúc của người lao động với NO2.

Cần đào tạo cho người lao động về các biện pháp bảo vệ sức khỏe khi làm việc, để họ có thể tự bảo vệ sức khỏe của mình khi làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hại. Cung cấp cho người lao động các thiết bị bảo hộ cá nhân như khẩu trang chống hơi độc để giảm tiếp xúc với NO2. Cần đảm bảo rằng các thiết bị này được sử dụng đúng cách và được bảo dưỡng thường xuyên.

Để giảm thiểu tác động của NO2 đến sức khỏe người lao động, các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ cần được thực hiện và các quy trình an toàn làm việc cần được thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt./.

VH(Tổng hợp)

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN