Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

IoT và cơ hội cho nhà mạng viễn thông

Chủ Nhật, 01/01/2023 10:35 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Công nghiệ IoT (Internet of Things) được đưa ra từ 1999, sau đó được ứng dụng vào một số lĩnh vực với công nghệ được biết nhiều với tên M2M (kết nối máy với máy). Tuy nhiên cho tới 2016 IoT mới được khẳng định và chuẩn hóa bởi các tổ chức quốc tế khi hội tụ được các công nghệ internet, phần cứng, phần mềm và viễn thông. Một số kiến trúc tham chiếu như của IoT World Forum hay của Gartner.

 IoT platform được thiết kế tối ưu chạy trên nền điện toán đám mây, SaaS, cho phép cung cấp dịch vụ một cách nhanh chóng và linh hoạt theo yêu cầu, quy mô của khách hàng

Hiện nay ước tính trên thể giới đã có hơn 14 tỉ thiết bị IoT được kết nối, số lượng tăng đều trong các năm tới, dự báo tới 2025 sẽ tới 27 tỉ thiết bị được kết nối.

Thế hệ IoT tiếp theo (NGI) với siêu kết nối, kết nối tất cả (IoE: internet of everything) cũng đã được nghiên cứu, đã bắt đầu được triển khai, với việc con người là trung tâm kết nối, có sự tham gia sâu rộng của AI, bigdata, robot, điện toán đám mây và điện toán biên…

Các lĩnh vực ứng dụng IoT rất đa dạng và ngày càng được mở rộng: trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, y tế, nhà thông minh, quản lý năng lượng, điện, nước, chính phủ số, đặc biệt là các ứng dụng rộng lớn trong phát triển thành phố thông minh.

Với việc kết nối hàng chục tỉ thiết bị ở quy mô rộng lớn trên môi trường internet, thậm chí không phân biệt vùng quốc gia lãnh thổ, công nghệ IoT được cho là cơ hội thứ ba của các nhà mạng viễn thông, sau nhiều thập kỷ dịch vụ thoại và dữ liệu đã gần bão hòa, cho phép các công ty viễn thông tạo ra các luồng doanh thu mới, giữ chân cũng như thu hút khách hàng mới với các dịch vụ mới.

Theo thống kê, hiện tại đã có trên 2,5 tỉ thiết bị IoT kết nối qua mạng di động, sử dụng các công nghệ kết nối khác nhau (2G/3G, 4G/5G, NB-IoT, Cat-M), dự báo tăng mạnh và đều, 2025 là 4 tỉ, tới 2027 đạt 5,5 tỉ thiết bị kết nối. Số liệu này cho thấy tiềm năng và cơ hội lớn của nhà mạng trong những năm tới ở lĩnh vực IoT.

Trong hệ sinh thái IoT, nhà mạng viễn thông có lợi thế và vai trò lớn ở phần kết nối và nền tảng với một số điểm nổi bật như: Cung cấp mạng băng rộng cố định toàn quốc; Kết nối mạng di động NB-IoT, LTE-M, thuê bao M2M; IoT Platform cấp độ nhà mạng, máy chủ đặt trong nước; Hạ tầng điện toán đám mây/ điện toán biên; AI và bigdata cấp độ nhà mạng

Trong số các công nghệ kết nối thiết bị IoT sử dụng mạng di động, NB-IoT được công nhận là con đường tốt nhất để nhà mạng bước vào vào thị trường IoT. NB-IoT có lợi thế nhất về vùng phủ sóng rộng và hỗ trợ số lượng kết nối cao, khả năng nâng cấp mở rộng nhanh chóng, tiêu tốn ít điện năng ở thiết bị đầu cuối và chi phí thấp, tuổi thọ pin có thể kéo dài 10 năm, thiết bị đầu cuối chi phí thấp, độ tin cậy và sóng mang cao.

NB-IoT là mạng di động đầu tiên có khả năng triển khai IoT quy mô lớn và được tối ưu hóa cho các ứng dụng phạm vi rộng công suất thấp LPWA như các ứng dụng đo thông minh, đèn chiếu sáng đường phố thông minh và hệ thống theo dõi trong ngành vận chuyển hàng hóa.

Vì các tiêu chuẩn NB-IoT đã được thống nhất, ngành công nghiệp NB-IoT đã bước vào giai đoạn tăng trưởng đều đặn, chiếm khoảng ½ số thiết bị IoT kết nối qua mạng di động.

Nắm bắt được xu hướng công nghệ IoT, từ 2016 VNPT Technology đã bắt đầu nghiên cứu phát triển hệ sinh thái sản phẩm IoT, theo kiến trúc quốc tế đã được chuẩn hóa và đặt chứng chỉ M2M, trong đó trọng tâm là nền tảng IoT (IoT Platform), cùng một số thiết bị phần cứng, phần mềm khác.

IoT Platform là tập hợp công nghệ đa lớp đóng vai trò trung gian giữa các đối tượng vật lý và mạng thông tin nhằm quản lý và tự động hóa các thiết bị được kết nối. Kết hợp nhiều công cụ và chức năng, IoT Platform cho phép việc xây dựng các sản phẩm phần cứng và phần mềm để thu thập, lưu trữ, phân tích và quản lý rất nhiều dữ liệu được tạo ra bởi các thiết bị và tài sản được kết nối của bạn.

IoT platform được thiết kế tối ưu chạy trên nền điện toán đám mây, SaaS, cho phép cung cấp dịch vụ một cách nhanh chóng và linh hoạt theo yêu cầu, quy mô của khách hàng.

Việc làm chủ nền tảng IoT Platform là điểm quan trọng giúp VNPT tạo ra sự khác biệt trong thị trường IoT bởi IoT Platform phải là một nền tảng và duy nhất cho việc phát triển ứng dụng và cung cấp dịch vụ, ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau, môi trường phát triển thuận tiện và linh hoạt cho các nhà phát triển, kiến trúc chuẩn hóa, có khả năng mở rộng, có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng: nhà mạng viễn thông, doanh nghiệp cung cấp giải pháp công nghệ…

Khả năng kết nối số lượng lớn ứng dụng, thiết bị IoT từ các nhà cung cấp khác nhau.

Nền tảng có tính mở để các bên có thể cùng tham gia xây dựng và phát triển ứng dụng, thiết bị IoT. Đẩy mạnh việc xã hội hóa phát triển ứng dụng IoT, cung cấp các công cụ tăng thời gian phát triển các sản phẩm IoT.

Tập các API giúp các ứng dụng có thể kết nối tới nền tảng, quản lý thu thập dữ liệu từ các thiết bị trong ngành dọc một cách thuận tiện.

 Một số thiết bị IoT 

Các bộ SDK cho các ngôn ngữ phát triển thiết bị (C/C++, Python, NodeJS…) giúp các tất cả các nhà phát triển thiết bị dễ dàng giao tiếp với IoT Platform một cách nhanh chóng.

Với vai trò là công ty trụ cột về công nghệ của Tập đoàn VNPT, VNPT Technology đã nghiên cứu, thiết kế, phát triển firmware và sản xuất một số thiết bị chính trong hệ sinh thái IoT như IoT gateway các loại (đa năng, dùng cho nông nghiệp, dùng cho smarthome), camera an ninh, AI box, sensor box, các thiết bị cho nhà thông minh…

IoT gateway là thiết bị “cửa ngõ” giúp kết nối các chủng loại thiết bị IoT khác nhau từ các nhà cung cấp khác nhau, hỗ trợ hầu hết các chuẩn kết nối IoT.

AI box là thiết bị điện toán chuyên dụng xử lý các bài toán AI tại biên, là giải pháp AI hiệu quả biến nhóm các camera thông thường thành camera thông minh.

Dựa trên IoT Platform, VNPT đã xây dựng một số giải pháp ứng dụng ngành dọc, đã và đang đưa vào khai thác ở các quy mô khác nhau, từ hộ gia đình cho tới toàn quốc.

Cụ thể, hệ thống IoT cho smarthome hiện đang vận hành quản lý hơn 300.000 camera giám sát trên quy mô toàn quốc.

Cùng với đó, giải pháp cho nông nghiệp thông minh với IoT paltform chạy trên nền cloud, cung cấp dịch vụ SaaS một cách nhanh chóng cho các trang trại trồng trọt, thủy sản …

Ngoài ra, tích hợp với các trung tâm điều hành thành phố thông minh IOC, hiện đã triển khai tại hơn 35 tỉnh thành phố

Việc làm chủ nền tảng IoT, kết nối số lượng cực lớn các thiết bị trên internet, không chỉ có giá trị về công nghệ, kinh tế mà còn có ý nghĩa trong việc bảo đảm an ninh mạng, an toàn bảo mật thông tin, lưu trữ quản lý dữ liệu tại Việt Nam. Cho tới hiện nay, phần nhiều các thiết bị IoT đang kết nối với các nền tảng IoT, M2M đặt ở nước ngoài.

 

Bài và ảnh: Việt Bằng

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN