Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) hiệu quả từ hòa giải ở cơ sở

Thứ Tư, 14/08/2024 09:47 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon
00:00 / 00:00

(ĐCSVN) - Qua công tác kiểm tra và giám sát cho thấy, nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền về vai trò, vị trí của công tác hòa giải ở cơ sở ngày càng được nâng lên, đặc biệt là sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện công tác hòa giải tại địa phương và sự nhiệt tình của các hòa giải viên tại cơ sở…

 

Ảnh minh họa. Ảnh: ITN 

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2024 của Ủy ban nhân dân huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế về kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024; Quyết định số 1642/QĐ-HĐPH ngày 10 tháng 6 năm 2024 của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện về thành lập Đoàn Kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật; Quyết định số 08/QĐ-BPC ngày 29/7/2024 của Ban pháp chế Hội đồng nhân dân huyện về việc thành lập Đoàn giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện.

Thực hiện chương trình công tác Tư pháp năm 2024 cũng như Kế hoạch hòa giải cơ sở năm 2024, Phòng Tư pháp huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ trì thành lập Đoàn liên ngành kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở đối với 03 xã ( Vinh Thanh, Phú Diên Và Phú Lương) cũng như đã phối hợp Với Ban pháp chế Hội động nhân dân huyện giám sát công tác này tại 04 xã ( Vinh An, Vinh Hà, Phú Diên và Phú Hồ).

Qua công tác kiểm tra và giám sát cho thấy, nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền về vai trò, vị trí của công tác hòa giải ở cơ sở ngày càng được nâng lên, đặc biệt là sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện công tác hòa giải tại địa phương và sự nhiệt tình của các hòa giải viên tại cơ sở…

Việc triển khai Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn toàn huyện đã có tác động tích cực đến đời sống xã hội, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện vững chắc cho hoạt động hòa giải đi vào nề nếp, thống nhất và hoạt động có hiệu quả, tạo chuyển biến trong công tác hòa giải ở cơ sở, 100% các tổ hòa giải được kiện toàn theo quy định, chất lượng hòa giải ngày được nâng lên, đã hỗ trợ không nhỏ cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết trực tiếp những vụ việc vi phạm pháp luật hoặc tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hạn chế được tình trạng đơn thư, khiếu nại vượt cấp gây lãng phí tiền của, công sức cho công dân và các cơ quan Nhà nước…

Theo báo cáo, tính đến ngày 30/7/2024 toàn huyện có 83  tổ hòa giải, 586 hòa giải viên trong đó 469 hòa giải viên nam, 117 hòa giải viên nữ. Tiêu chuẩn, số lượng và thành phần hòa giải viên đảm bảo theo đúng quy định của Luật hòa giải. Tỷ lệ vụ việc hòa giải ngày càng giảm và tỷ lệ hòa giải thành tăng dần.

Năm 2024, tổng số vụ hoà giải là 08 vụ, trong đó hòa giải thành 08 vụ chiếm tỷ lệ 100%.

Đa số đội ngũ công chức tham mưu công tác hòa giải và đội ngũ hòa giải viên tại các địa phương được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng hòa giải và cung cấp kiến thức pháp luật.

Báo cáo cũng nêu rõ, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, thì công tác hòa giải ở địa phương còn bộc lộ nhiều hạn chế và tồn tại như:

Vẫn còn một số xã, thị trấn chưa nhận thức sâu sắc đến tầm quan trọng của công tác hòa giải đối với đời sống xã hội nên thiếu sự quan tâm lãnh chỉ đạo, bố trí kinh phí, chưa phát huy hết trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác hòa giải, công chức tư pháp hộ tịch phụ trách tham mưu công tác này tại các xã, thị trấn kiêm nhiệm nhiều công việc nên chưa đầu tư nhiều thời gian cho công tác hòa giải.

Sự phối hợp giữa Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chính quyền của các xã, thị trấn trong công tác hòa giải thiếu sự chặt chẽ. Đặc biệt trong công tác phối hợp bầu, công nhận hòa giải viên chưa được thực hiện đúng theo tinh thần của Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBMTTQVN ngày 18/11/2014 của Chính phủ và Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Cùng với đó, công tác hòa giải chưa thực sự đồng đều trong phạm vi toàn huyện, một số Tổ hòa giải hoạt động còn mang tính hình thức, chất lượng, hiệu quả chưa cao. Vẫn còn nhiều trường hợp tranh chấp, mâu thuẫn thuộc phạm vi hòa giải chưa được phát hiện và hòa giải kịp thời.

Đội ngũ hòa giải viên thường xuyên thay đổi, kiến thức pháp luật của một số hòa giải viên còn hạn chế, một số hòa giải viên còn ngại va chạm… do đó đã phần nào ảnh hưởng đến công tác hòa giải ở cơ sở.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở hiện nay, huyện Phú Vang đã đề ra một số giải pháp như:  Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về hòa giải nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác này trong đời sống xã hội, để nhân dân tin tưởng lựa chọn sử dụng ngày càng nhiều hơn biện pháp hòa giải để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẩn trong cộng đồng.

Thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên. Kết hợp giữa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ gắn với rèn luyện giáo dục tư tưởng cho đội ngũ làm công tác hòa giải.

Cần tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời, nêu gương những hòa giải viên tiêu biểu, xuất sắc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc họp, hội nghị ở địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác hòa giải ở cơ sở.

Phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên nhất là trong việc chỉ đạo, thực hiện công tác hòa giải ở địa phương, hướng dẫn việc củng cố, kiện toàn tổ chức hoạt động của các Tổ hòa giải; tạo điều kiện và động viên, khuyến khích hội viên, thành viên của mình tham gia tích cực vào các hoạt động hòa giải./.

 

 

Hoàng Hà

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN