Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn với việc giảm phát thải khí Mê - tan

Thứ Năm, 04/07/2024 14:33 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

Việt Nam là quốc gia có ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng và thiết yếu, cung cấp lương thực cho hoạt động sống của con người những cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho môi trường do phát thải lượng lớn khí nhà kính Mê-tan (CH4). Việc giảm phát thải khí Mê-tan trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đã trở thành ưu tiên trọng tâm trong hoạt động bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.

1. Phát thải khí Mê-tan trong hoạt động sản xuất nông nghiệp

 Nông nghiệp là nguồn phát thải khí mê-tan (CH4) lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau ngành năng lượng. Trong đó, nông nghiệp chiếm 40% lượng phát thải mêtan toàn cầu. Khí mê-tan hình thành chủ yếu từ khí thải đường tiêu hóa của gia súc và phân bón (chiếm 32%) và từ việc nuôi trồng lúa nước (8%). Phân bón hóa học chứa nitơ, khi bón vào đất sẽ chuyển hóa một phần thành khí mê-tan. Bãi chôn lấp rác thải và trong nước thải sinh hoạt cũng có các chất khi phân huỷ tạo ra loại khí này.

Châu Á là khu vực phát thải mê-tan từ nông nghiệp cao nhất, chiếm khoảng 50% tổng lượng phát thải toàn cầu. Tại Việt Nam, theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, diện tích lúa tại đạt khoảng 7277,8 nghìn ha, sản lượng hàng năm khoảng 42,69 triệu tấn. Phát thải khí nhà kính từ canh tác lúa và hoạt động nông nghiệp chiếm khoảng 43% tổng lượng phát thải quốc gia, tương đương 65 đến 150 triệu tấn/năm.

 Sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam đóng góp vào phát thải khí mê-tan theo nhiều nguồn khác nhau trong đó canh tác lúa nước là nguồn phát thải lớn nhất. Nguyên nhân là do sự gia tăng của diện tích canh tác lúa nước lượng gia súc chăn nuôi, nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng.

2. Khó khăn và thách thức trong nỗ lực giảm phát thải khí Mê-tan

 Việc triển khai các biện pháp giảm phát thải khí mê-tan (CH4) trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đối mặt với một số khó khăn và thách thức chính như sau:

- Vấn đề về kiến thức và nhận thức: Nhiều nông dân và các nhà quản lý nông nghiệp có thể thiếu kiến thức và nhận thức về tầm quan trọng của việc giảm phát thải khí mê-tan cũng như các biện pháp có thể áp dụng. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu quan tâm và khó khăn trong triển khai các biện pháp.

-  Sự phức tạp của quá trình sản xuất nông nghiệp: Quá trình sản xuất nông nghiệp bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như trồng trọt, chăn nuôi, xử lý phân bón và thức ăn chăn nuôi. Mỗi hoạt động này đều có tiềm năng phát thải khí mê-tan khác nhau, yêu cầu các biện pháp riêng biệt và phức tạp.

- Việc đo lường và báo cáo chính xác lượng phát thải khí mê-tan từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp là một thách thức lớn vì quá trình này phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại đất, điều kiện khí hậu và các hoạt động canh tác cụ thể.

- Khó khăn trong tiếp cận tài chính và công nghệ: Nhiều biện pháp đòi hỏi nguồn tài chính và công nghệ mới. Tuy nhiên, việc tiếp cận các nguồn lực này có thể khó khăn đối với các nước đang phát triển hoặc vùng nông thôn nghèo.

- Những thách thức về quản lý và thực thi: Việc triển khai các biện pháp giảm phát thải khí mê-tan đòi hỏi một hệ thống quản lý và giám sát chặt chẽ, cũng như các chính sách và quy định rõ ràng. Tuy nhiên, điều này có thể gặp khó khăn ở một số khu vực nông thôn thiếu nguồn lực và năng lực quản lý.

3. Một số biện pháp giúp giảm phát thải khí Mê-tan trong hoạt động sản xuất nông nghiệp

Để giải quyết tình trạng nóng lên của trái đất, việc giảm khí thải nhà kính nhận được nhiều sự quan tâm và đồng thuận cao của các tổ chức trong nước và thế giới. Điều đó thúc đẩy sự quan tâm tới các giải pháp làm giảm thiểu khí thải mê-tan hướng tới nông nghiệp thông minh.:

 Tại Việt Nam, nhu cầu giảm phát thải khí mê-tan từ nông nghiệp ngày càng trở nên cấp bách, và các nỗ lực cần được thực hiện để đạt được mục tiêu giảm phát thải khí mê-tan theo cam kết quốc tế và cải thiện môi trường nông nghiệp Việt Nam cam kết giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí mê-tan vào năm 2030 so với mức năm 2020. Nhiều biện pháp đã được lên kế hoạch để nhằm đạt được mục tiêu này.

3.1. Đối với chăn nuôi

- Sử dụng công nghệ tiên tiến như Biogas và biomass: Khuyến khích sử dụng công nghệ biogas để chuyển đổi chất thải nông nghiệp thành năng lượng tái tạo, giúp giảm phát thải mêtan đáng kể; Công nghệ giám sát và dự báo: Áp dụng các công nghệ giám sát từ xa và mô hình dự báo để theo dõi và quản lý phát thải mêtan một cách hiệu quả.

- Thay đổi khẩu phần ăn của gia súc: Bổ sung các chất bổ dưỡng hoặc phụ gia như dầu, bột đậu nành, hoặc các chế phẩm lên men có thể giúp giảm phát thải mê-tan từ quá trình tiêu hóa của gia súc.

 Ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi làm giảm phát thải khí metan

- Áp dụng các phương pháp xử lý phân như phơi khô, chế biến phân thành phân bón hoặc năng lượng tái tạo để giảm lượng mêtan thoát ra từ phân.

3.2. Đối với trồng trọt:

- Cải tạo đất bằng cách bổ sung chất hữu cơ, cải thiện kết cấu và tính thông thoáng của đất để giảm sự hình thành mêtan

- Canh tác lúa nước: Thay đổi thời gian ngập úng và khô hạn, kỹ thuật gieo cấy và bón phân có thể giúp kiểm soát mức độ phát thải mêtan từ ruộng lúa.

- Nghiên cứu và phát triển các giống lúa mới có khả năng phát thải mêtan thấp hơn.

- Sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ, giảm sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu có thể giúp giảm phát thải khí nhà kính.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi đáp ứng kỹ thuật tưới tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, khép kín cho các khu vực sản xuất lúa tập trung; chủ động rút nước giữa vụ; áp dụng các biện pháp tưới nước và canh tác lúa tiên tiến, tiết kiệm nước phù hợp với điều kiện từng vùng nông nghiệp để giảm phát thải khí mê-tan.

- Mở rộng mô hình luân canh lúa – tôm và chuyển đổi từ lúa nước sang các cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao hơn phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương; điều chỉnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ, quy trình, kỹ thuật trồng trọt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm phát thải khí mê-tan.

Nhiều mô hình trồng trọt mới ra đời nâng cao chất lượng sản xuất

- Chấm dứt các hình thức đốt phế, phụ phẩm nông nghiệp thông qua cải tiến, áp dụng trên diện rộng quy trình, công nghệ thu gom tập trung, phân loại, xử lý, tái sử dụng, tuần hoàn, chuyển đổi mục đích sử dụng phế, phụ phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị kinh tế, chuyển đổi carbon trong sinh khối cây trồng thành carbon bền vững và năng lượng sạch, tăng tích lũy carbon trong đất nhằm giảm phát thải khí mê-tan.

- Sử dụng các chế phẩm phù hợp trong khẩu phần ăn nhằm tăng năng suất, giá trị kinh tế trong chăn nuôi gia súc và giảm phát thải khí mê-tan; lai cải tạo giống gia súc trong nước bằng những giống ngoại có năng suất chất lượng cao và phù hợp nhằm tăng năng suất, hiệu quả chăn nuôi; phát triển, khai thác hiệu quả các mô hình khí sinh học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi; thu hồi, sử dụng khí mê-tan trong xử lý chất thải chăn nuôi vào các hoạt động trong chăn nuôi gia súc và sản xuất điện năng./.

VH (Tổng hợp)

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN