Hiện tượng "mù khô" ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Theo các chuyên gia về khí tượng, tình trạng lớp mù trắng đục đó là hiện tượng "mù khô" (tức mù quang hoá). Đây là loại sương mù không phải do độ ẩm không khí gây ra mà là tình trạng ô nhiễm không khí xảy ra ở tầng đối lưu của khí quyển, sinh ra do ánh sáng mặt trời tác động lên các loại khí thải tạo nên những hợp chất có hại cho sức khỏe con người.
Thời tiết mù khô và khói bụi có thể gây ra nhiều ảnh hưởng khác nhau:
1. Ảnh hưởng đến sức khỏe: Khói bụi và không khí mù khô có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, như viêm phế quản, viêm phổi, và các triệu chứng như khó thở, hoặc đau họng.
2. Gây ra tai nạn giao thông: Mù khói có thể làm giảm tầm nhìn, làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông do lái xe gặp khó khăn trong việc nhận biết đường.
3. Ảnh hưởng đến nông nghiệp và môi trường: Mù khói và khô có thể gây ra thiệt hại đối với cây trồng, động vật và môi trường tự nhiên, đặc biệt là khi có sự kết hợp với cạn kiệt nước.
4. Tăng nguy cơ cháy rừng: Thời tiết khô cũng có thể tăng nguy cơ cháy rừng, đặc biệt là khi kết hợp với việc thiếu quản lý rừng và hoạt động cháy rừng không kiểm soát.
5. Ảnh hưởng đến tinh thần: Môi trường mù khói có thể gây ra căng thẳng và lo lắng cho mọi người, đặc biệt là khi nó kéo dài và không có triển vọng cải thiện thiện.
Các cách phòng tránh
1. Khi ra ngoài trời vào những ngày ô nhiễm, có thể sử dụng các khẩu trang như N-95 hay P-100.
2. Mỗi khi ra ngoài đường về, mọi người nên nhỏ mắt và vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, phải tắm gội và thay quần áo sau khi ra ngoài về nhà.
3. Trước khi đi ăn, trước khi đi ngủ và tiếp xúc với các bộ phận khác trên cơ thể thì phải rửa tay bằng xà phòng.
4. Nên lựa chọn thực phẩm sạch, che chắn kỹ thực phẩm trước khi ăn và không nên ăn uống ngoài lề đường.
5. Tăng cường vệ sinh nhà cửa, phòng ốc, đồ chơi, hệ thống chiếu sáng và và làm thông thoáng môi trường sống
6. Hạn chế phơi áo quần, thực phẩm; hạn chế sử dụng nước mưa.
7. Tránh những hoạt động ngoài trời hoặc chỉ tiến hành vào buổi sáng khi mức độ ô nhiễm thấp hơn.
8. Đối với không khí trong nhà, người dân có thể trang bị các máy lọc không khí. Cần tránh các loại máy lọc không khí thải ra ozon, vì nó góp phần làm tăng ô nhiễm không khí.
9. Đối với những người đã có bệnh tim mạch hay hô hấp mạn tính, cần tìm đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
10. Kiểm tra tình hình ô nhiễm không khí qua các ứng dụng thông dụng nhất.