Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hiểm họa môi trường và sức khỏe từ việc sử dụng tràn lan túi nilon

Thứ Năm, 04/04/2024 15:49 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon
00:00 / 00:00

(ĐCSVN) - Túi nilon đã trở thành vật dụng khó có thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Nó gắn với thói quen cố hữu của không ít người dân. Và chính thói quen sử dụng túi nilon phổ biến đang âm thầm gây ô nhiễm môi trường sống và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Nhờ vào những đặc điểm như tính tiện lợi, độ bền cao, khả năng chống nước và ẩm, cũng như khả năng chịu lực mạnh mẽ, túi nilon được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề. Tuy nhiên, sự phụ thuộc quá mức vào túinilon đã tạo ra nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe của con người. Chính vì những lý do này, việc nhận thức về tác hại của việc sử dụng bao bì nilon và thực hiện các biện pháp để giảm thiểu loại chất thải này là vô cùng quan trọng.

Có lẽ một trong những sản phẩm thông dụng, rẻ và gây ô nhiễm môi trường nhất thế giới đó là túi nilon và các bao bì nhựa dùng một lần.

Ra đời từ đầu những năm 1970, ngày nay túi nilon đã trở thành một sản phẩm phổ biến toàn cầu, được sản xuất với tốc độ 1.000 tỷ túi mỗi năm. Túi ni lông thậm chí có mặt ở nơi sâu nhất của đại dương cho đến nơi cao nhất là đỉnh núi Everest, tạo ra thách thức lớn về môi trường.

Sự ra đời của túi nilon đã mang lại nhiều tiện lợi, nhất là trong việc bao gói hàng hóa, song đến thời điểm này túi nilon đang là một vấn nạn môi trường và nhiều quốc gia đang tìm mọi cách để loại bỏ.

Người ta tính rằng, vứt bỏ một túi nilon chỉ tốn 1 giây, nhưng nếu không có sự tác động bởi nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời thì phải mất từ 500-1.000 năm mới có thể phân hủy được. Ước tính, mỗi năm nhân loại sử dụng khoảng 500-1.000 tỷ chiếc túi nilon.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, mỗi năm Việt Nam sử dụng hơn 30 tỷ bao bì nilon, trung bình một hộ gia đình sẽ sử dụng từ 5 – 7 bao bì nilon/ngày. Đa phần các túi nilon đều được sử dụng duy nhất một lần rồi thải ra ngoài môi trường tạo thành rác thải.

Đặc biệt, chỉ số tiêu dùng nhựa trên đầu người ở Việt Nam đã tăng gấp 5 lần, tính từ năm 1990 đến nay. Dân số của Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới nhưng lại đứng thứ 4 trong số các quốc gia có lượng rác thải nhựa xả ra biển nhiều nhất thế giới. Thói quen tiêu dùng các sản phẩm nhựa dùng một lần là nguyên nhân chính của tình trạng trên.

Bà Đoàn Vũ Thảo Ly – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu môi trường và Cộng đồng chia sẻ: Nếu như trước đây, thói quen đi chợ của người dân khá giản tiện, vài tấm lá chuối, cái lạt rơm quấn là xong mớ rau, lạng thịt; hay sử dụng túi cói, làn nhựa để đi chợ thì giờ đây, túi nilon trở thành lựa chọn hàng đầu.

“Không phải không biết rõ tác hại của túi nilon đối với sức khỏe của bản thân và cộng đồng nhưng đại đa số người tiêu dùng Việt Nam vẫn sử dụng túi nilon như một thói quen khó bỏ. Đến nay, con số đó là hơn 2.500 tấn/ngày và có thể còn hơn. Tính trung bình mỗi gia đình Việt Nam hàng ngày sử dụng khoảng 10 túi nilon các loại”- bà Thảo Ly cho biết.

Tác hại của việc sử dụng bao bì nilon với sức khỏe

Túi nilon cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe con người. Tác hại của túi nilon khi bị đốt sẽ tạo ra khí dioxin và furan, đây là hai loại khí độc có thể gây ngộ độc, suy giảm miễn dịch, dị tật bẩm sinh ở trẻ, thậm chí là ung thư. Nếu dùng bao bì nilon đựng thực phẩm nóng, các kim loại nặng trong túi như chì và cadimi sẽ bị ngấm vào thức ăn, gây suy gan, ung thư phổi và ung thư gan,…Các nghiên cứu cho thấy túi nilon chứa chất BPA có thể ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ và gây chậm phát triển, cũng như gây ra viêm gan, rối loạn nội tiết và vô sinh. Túi nilon có thể gây lỗi nhiễm sắc thể, làm thay đổi mô và tổn thương di truyền theo thời gian. Hóa chất từ túi nilon có thể thấm vào thức ăn và hấp thụ vào cơ thể, gây sẩy thai, dị tật bẩm sinh hoặc lỗi nhiễm sắc thể. Các chất trong nilon có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch ở trẻ em, gây rồi loạn hành vi và nhận thức.

Khi đốt túi nilon, khói thải ra môi trường chứa chất độc hại như Dioxin và Fuarn, có thể gây ngộ độc, khó thở, và trong trường hợp nặng có thể dẫn đến ung thư, giảm khả năng miễn dịch và rối loạn chức năng.

Với những hậu quả nghiêm trọng này, việc giảm sử dụng túi nilon và tìm kiếm biện pháp thay thế là vô cùng quan trọng để bảo vệ môi trường và sức khỏe của chúng ta.

Tác hại của việc sử dụng bao bì nilon với môi trường

Ngoài tác động đến sức khỏe, tác hại của việc sử dụng bao bì nilon còn có ảnh hưởng lớn đến môi trường, tạo ra những hiểm họa đáng kể.

Theo nghiên cứu của các nhà môi trường, túi nilon khó phân hủy và mất từ 500 - 1000 năm để hoàn toàn phân hủy trong môi trường tự nhiên. Một số loại túi nilon thậm chí không bao giờ phân hủy nếu không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng. Sự gia tăng sản xuất nilon trên toàn cầu đã tạo ra lượng lớn túi nilon được thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đáng kể đến trái đất.

Ô nhiễm đất và nước

Túi nilon khó phân hủy khi bị chôn xuống đất, làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn và làm mất khả năng giữ nước và dinh dưỡng. Nếu túi nilon bị vứt vào ao hồ, chúng có thể làm tắc nghẽn cống rãnh, gây ứ đọng và sinh sản vi khuẩn gây bệnh tật cho sức khỏe con người.

Ảnh hưởng đến đời sống sinh vật tự nhiên

Rác thải nilon có tác động nặng nề đến sinh vật biển. Lượng rác thải này thường bị thải vào môi trường biển, gây cái chết hàng loạt cho sinh vật biển nuốt phải túi nilon. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến số lượng các loài chim biển và sinh vật biển khác, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển.

Làm xấu mỹ quan môi trường

Rác thải nilon lan rộng khắp nơi, điều này tạo ra một hình ảnh đô thị xấu xí và gây ô nhiễm môi trường sống.

Các biện pháp giảm tác hại của túi nilon

Trong bối cảnh là quốc gia đang phát triển, Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức về môi trường như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, và đặc biệt là ô nhiễm từ rác thải nhựa, trong đó có túi nilon. Để giảm thiểu lượng túi nilon gây hại cho môi trường, dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thực hiện để đóng góp vào bảo vệ môi trường sống:

Tái sử dụng túi nilon: Hãy làm sạch và tái sử dụng túi nilon cho nhiều lần sử dụng thay vì sử dụng một lần rồi vứt đi. Việc này giúp giảm lượng túi nilon bị loại bỏ một cách nhanh chóng, và nhiều người đã chọn áp dụng phương pháp này.

Thay thế túi nilon bằng túi giấy: Túi giấy được xem là một giải pháp thay thế tốt cho túi nilon. Túi giấy được làm từ bột giấy tái chế, giảm lượng gỗ bị chặt hạ để sản xuất bột giấy và duy trì giá trị sinh thái của rừng. Thời gian phân hủy của túi giấy cũng ngắn, chỉ từ 1 đến 3 tháng, đóng góp vào bảo vệ môi trường ngay cả trong tương lai.

Sử dụng túi giấy thay thế túi nilon 

Tiêu hủy đúng cách: Nilon là loại rác thải khó phân hủy khi không được tiêu hủy đúng cách. Hành động chôn lấp hoặc đốt túi nilon có thể tạo ra tác hại lớn cho môi trường và sức khỏe. Việc phân loại rác thải và để các công ty môi trường tiêu hủy theo quy trình đúng là quan trọng.

Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng túi thân thiện môi trường: Hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng túi thân thiện môi trường không chỉ giúp giảm tác động tiêu cực đối với môi trường mà còn thúc đẩy chiến dịch quảng bá của doanh nghiệp đến người tiêu dùng.

Tác hại của việc sử dụng bao bì nilon ngày càng trở nên đáng kể, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Do đó, mỗi người cần nhận thức và hành động chung tay để bảo vệ môi trường và giảm thiểu việc sử dụng túi nilon không phân hủy. Những hành động nhỏ từ mỗi cá nhân có thể góp phần tạo nên những thay đổi lớn.

Có thể thấy tác hại của túi nilon ngày càng lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, mỗi người cần có ý thức chung tay giữ gìn và hạn chế tối thiểu việc sử dụng túi nilon không phân hủy, đảm bảo cho một môi trường sống tốt đẹp hơn. Mỗi hành động nhỏ đều có thể tạo nên những thay đổi to lớn. Vì thế, chúng ta hãy cùng chung tay giảm thiểu túi nilon cùng rác thải nhựa để bảo vệ môi trường trong sạch từ ngay hôm nay./.

NTT (Tổng hợp)

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN