Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hải Phòng: 14/19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch

Thứ Tư, 06/12/2023 13:22 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐSCVN) - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cho biết, năm 2023, tăng trưởng kinh tế Hải Phòng đạt mức khá cao so với bình quân chung cả nước và các tỉnh, thành phố khác; có 14/19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt hoặc vượt mục tiêu kế hoạch giao. Trong đó, PCI của thành phố Hải Phòng xếp vị trí thứ 3/63 tỉnh, thành phố.

Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng thông tin tại kỳ hợp thứ 13, HĐND TP Hải Phòng.

Tại kỳ hợp thứ 13, HĐND TP Hải Phòng, báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng nêu rõ, năm 2023, tăng trưởng kinh tế thành phố đạt mức khá cao so với bình quân chung cả nước và các tỉnh, thành phố khác; một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu tiếp tục có sự tăng trưởng khá so với cùng kỳ.

Chỉ số PCI năm xếp vị trí thứ 3/63 tỉnh, thành phố

Cụ thể, năm 2023 có 14/19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt hoặc vượt mục tiêu kế hoạch HĐND thành phố giao, đạt tỷ lệ 73,68%; có 05/19 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra, đạt tỷ lệ 26,32%. Trong đó, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2023 ước thực hiện 102.614,53 tỷ đồng, đạt 98,02% dự toán Trung ương giao, đạt 88,12% dự toán HĐND thành phố giao.

Năm 2023, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 của thành phố Hải Phòng xếp vị trí thứ 3/63 tỉnh, thành phố. Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX xếp vị trí thứ 2 với 90,09 điểm; Chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính SIPAS xếp vị trí thứ 10 với 83,88 điểm; Chỉ số đo lường hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI xếp trong nhóm cao nhất gồm 15 tỉnh, thành phố với 43,603 điểm.

Bên cạnh đó, môi trường đầu tư, kinh doanh của TP Hải Phòng tiếp tục được cải thiện; hiệu quả từ chuỗi các hoạt động xúc tiến đầu tư đã mang lại kết quả tích cực trong thu hút đầu tư nước ngoài. TP Hải Phòng đã phối hợp với các cơ quan Trung ương liên quan trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung TP Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cho biết, năm 2023, thành phố đã khởi công một số công trình, dự án lớn trong các lĩnh vực như giao thông, công nghiệp, đô thị, góp phần nâng tầm vị thế và mở đường phát triển cho nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố. Thành phố đã triển khai vận động các tổ chức quổc tế hồ sơ đề cử Quần đảo Cát Bà - Vịnh Hạ Long và chính thức được UNESCO ghi danh là di sản thiên nhiên thế giới.

Trong năm 2023, các nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống Nhân dân được chú trọng thực hiện tốt. Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp tin tưởng, đồng thuận và ủng hộ các chủ trương, định hướng phát triển của TP Hải Phòng.

năm 2023, tăng trưởng kinh tế Hải Phòng đạt mức khá cao so với bình quân chung cả nước và các tỉnh, thành phố khác. 

Phát triển 3 trụ cột: công nghiệp công nghê cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, TP Hải Phòng còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, vượt khỏi khả năng dự báo. Mặc dù đã rất nỗ lực, cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số trong 9 năm liên tục nhưng ba năm từ năm 2021 - 2023 đều chưa hoàn thành mục tiêu đề ra và chưa đảm bảo theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVI.

Về nhiệm vụ, giải pháp năm 2024, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cho biết, thành phố đề ra 19 nhóm chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội, môi trường và tập trung vào 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó: Mở rộng không gian kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo định hưởng phát triển 03 trụ cột chủ yếu: công nghiệp công nghê cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại.

Đồng thời, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại; tập trung hiện đại hóa đô thị, phát triển hạ tầng nông thôn gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh chuyển đổi số.

Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, tư pháp, thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.../.

Nhóm PV

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN