Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Giai đoạn 1961-1965, y tế và giáo dục trở thành hai bông hoa tươi đẹp nhất của chế độ mới

Thứ Hai, 11/05/2020 10:20 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội III của Đảng các mặt công tác khoa giáo ở miền Bắc đã được phát triển mạnh nhẽ, có quy mô lớn, đặc biệt là giáo dục và y tế, trở thành hai bông hoa tươi đẹp nhất của chế độ mới, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Các năm 1961-1965, trên lĩnh vực khoa giáo, Ban Tuyên huấn văn giáo đã cùng với các đảng đoàn bộ, ngành trong khối giúp Trung ương Đảng và Chính phủ ban hành những quyết định về các mặt công tác khoa giáo; đồng thời góp phần vào việc xây dựng các nghị quyết của Trung ương Đảng, hình thành một bước hệ thống các quan điểm cơ bản của Đảng để lãnh đạo các mặt công tác khoa giáo.

Về giáo dục, đó là:

1) Giáo dục phải phục vụ đường lối và nhiệm vụ cách mạng của Đảng.

2) Mục tiêu của giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người lao động làm chủ đất nước có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có văn hóa và kỹ thuật, có sức khỏe; những người phát triển toàn diện để xây dựng xã hội mới; đồng thời phục vụ đắc lực cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ xây dựng kinh tế và văn hóa xã hội chủ  nghĩa và cho việc nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân.

3) Thực hiện nguyên lý “Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, và các phương châm ''Lý luận gắn liền với thực tiễn'', ''Học đi đôi với hành”, “Giáo dục của nhà trường phải kết hợp chặt chẽ với  giáo dục của xã hội''.

4) Giáo dục là sự nghiệp của nhân dân; phải kết hợp lực lượng của Nhà nước với lực lượng của nhân dân để phát triển tích cực và từng bước vững chắc sự nghiệp giáo dục cho thế hệ trẻ và cho các tầng lớp nhân dân lao động; phát triển nhanh, nhiều về số lượng đồng thời phải luôn luôn coi trọng việc nâng cao chất lượng của giáo dục.

5) Thầy giáo là lực lượng cốt cán trong sự nghiệp phát triển giáo dục.

Về y tế, thể dục thể thao, đó là:

1) Con người là vốn quý nhất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe của con người là nghĩa vụ và mục tiêu cao quý của các ngành y tế và thể dục thể thao.

2) Công tác y tế và công tác thể dục thể thao là công tác cách mạng; là sự nghiệp của toàn dân, có tác dụng quan trọng phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, phục vụ xây dựng cơ bản và phục vụ quốc phòng.

3) Phải lấy nông thôn là mặt trận chủ yếu của y tế và y tế phải đi theo đường lối quần chúng.

4) Kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh, lấy phòng bệnh làm chính. Coi trọng y học dự phòng. Phát động phong trào vệ sinh phòng bệnh và thể dục thể thao yêu nước, gây thành một cuộc vận động cách mạng thường xuyên, liên tục và lâu dài, đó không chỉ là nhiệm vụ của các ngành y tế và thể dục thể thao, mà còn là một nhiệm vụ của các đoàn thể quần chúng, của các cơ quan chính quyền của các tổ chức đảng.

5) Kết hợp chặt chẽ giữa đông y với tây y trong công tác y tế, trên các mặt phòng bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc, đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học, v.v..

Hệ thống các quan điểm cơ bản trên đây của Đảng về chỉ đạo phát triển từng mặt công tác khoa giáo đã được tiếp tục bổ sung và hoàn thiện từng bước trong các giai đoạn sau.

Năm 1965, miền Bắc có 16 triệu dân, đã có 4,5 triệu người đi học, với 10.290 trường phổ thông các cấp. Miền Bắc có 18 trường đại học và cao đẳng, với 34.000 sinh viên (cuối năm 1954 mới chỉ có khoảng l.000 sinh viên và năm 1960 có 16.700 sinh viên đại học). Mạng lưới các bệnh viện, bệnh xá, trạm y tế, nhà hộ sinh ở miền Bắc năm 1955 mới chỉ có 316 cơ sở; năm 1960 đã có 3.673 cơ sở (tăng hơn 11 lần). Cuối năm 1954, toàn miền Bắc mới chỉ có gần l00 bác sĩ và 200 y sĩ, năm 1964 đã có l.303 bác sĩ và trên 6.000 y sĩ (tăng hơn 24 lần).

 

Theo: Lịch sử 80 năm ngành Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2010), tr. 107-109.

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN