Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Độc đáo Lễ hội điện Huệ Nam tại Thừa Thiên Huế

Thứ Tư, 23/08/2023 16:18 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Hoạt động Lễ hội góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản gắn với di tích; đồng thời, đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận; thu hút khách du lịch đến với Huế.

Ngày 23/8, tại thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban Bảo trợ điện Huệ Nam tổ chức khai mạc Lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén). Lễ hội tổ chức tại 3 địa điểm: Điện Huệ Nam (xã Hương Thọ) và 352 Chi Lăng, đình làng hải Cát, diễn ra trong 3 ngày 23 - 25/8 (ngày 8 - 10/7 Âm lịch). Dự tính có khoảng 20.000 - 25.000 người tham gia lễ hội với 70 bằng, án.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Thanh Hải, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội, Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na được cử hành vào tháng 3 và tháng 7 (Âm lịch) hàng năm (Tháng 7 vía cha, tháng 3 vía mẹ). Thông qua hoạt động Lễ hội sẽ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản gắn với di tích; đồng thời, đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận; thu hút khách du lịch đến với Huế. 

Sau đây là một số hình ảnh được ghi nhận tại Lễ hội:

 Sáng sớm 23/8, các Bằng, Án đã chuẩn bị sẵn sàng tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo 352 Chi Lăng.
 

 

 Lễ Hội điện Huệ Nam còn có các hoạt động cầu quốc thái dân an và Lễ hoàn tạ...

 

 Các thuyền rồng tham gia trong đoàn rước Lễ hội đi qua cầu Trường Tiền (Thừa Thiên Huế).
 Đoàn rước thuyền rồng tấp nập, ngược dòng Hương lên điện Huệ Nam.
 Ban Tổ chức đã chỉ đạo các cơ quan liên quan, những người tham gia lễ hội phối hơp thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

 

Lễ hội được tổ chức với quy mô, nội dung phù hợp, đảm bảo trang trọng, thiết thực, hiệu quả; các hoạt động nghi thức được tổ chức theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa.
Hoàng Oanh - Hoàng Lê

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN