Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Đào tạo nghề kết hợp với kinh doanh, phát triển kinh tế

Thứ Năm, 10/08/2023 11:03 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Trường Đại học Kinh tế - Công nghệ Thái Nguyên (tiền thân là Trường Đại học Việt Bắc) là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, đào tạo đại học và trên đại học 10 ngành thuộc lĩnh vực kinh tế và công nghệ. Với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn vững vàng, trường Đại học Kinh tế - Công nghệ Thái Nguyên hoàn toàn đủ điều kiện và năng lực để đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Thực hiện phương châm của Đảng, Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo “Học đi đôi với hành”, “Đào tạo kết hợp với phục vụ kinh tế - xã hội”, Nhà trường đã xây dựng một xí nghiệp cơ khí sản xuất các thiết bị điện mang tên Xí nghiệp Cơ khí Hoàn Thái, là nơi thực hành, thực tập của sinh viên khối ngành kỹ thuật.

Trước thực trạng hiện nay về vấn đề thực tập của sinh viên khối ngành kinh tế, nhiều trường đại học, cao đẳng gặp nhiều khó khăn trong việc đưa sinh viên xuống các cơ sở kinh doanh (doanh nghiệp, xí nghiệp, cửa hàng, siêu thị,…) thực tập vì họ không muốn nhận sinh viên và cho rằng sinh viên chưa có kinh nghiệm, phải mất công đào tạo. Hoặc nếu có nhận sinh viên đi thực tập hầu như không được tiếp xúc với cấu trúc hệ thống tổ chức và sổ sách, kế toán, kho hàng,… Vì vậy, một số trường đã xây dựng trung tâm “mô phỏng” một cơ sở thương mại hay một cửa hàng để cho sinh viên khối ngành kinh tế thực hành, thực tập (mang tính chất đề mô).

Sinh viên đang thực tập tại Trung tâm thực hành - cửa hàng thương mại ALOHA của trường 

Để sinh viên khối ngành kinh tế có cơ hội thực tập, trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ nghề nghiệp, năm 2019, trường Đại học Kinh tế - Công nghệ Thái Nguyên đã xây dựng mô hình Trung tâm thực hành, thực tập kết hợp với thương mại phục vụ xã hội - Siêu thị ALOHA. Tại đây, sinh viên được trực tiếp tham gia từ khâu đầu đến khâu cuối của một quá trình kinh doanh như: Tư vấn khách hàng (học về kỹ năng mềm), thu ngân, giới thiệu sản phẩm, vận hành kho hàng (xuất, nhập kho), kế toán, chuỗi kinh doanh dịch vụ thương mại,… Qua đó giúp nâng cao sự hiểu biết của sinh viên về vận hành một quá trình thương mại thực sự và hiểu biết sâu sắc hơn các kiến thức đã được học trong chương trình đào tạo của ngành học./.

 

 
CTV

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN