Của cho không bằng cách cho, văn hóa tri ân ngày tết
(ĐCSVN)- Tri ân ngày Tết vốn là một nét văn hóa đẹp của người Việt. “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Món quà Tết giống như một lời chúc tốt đẹp nhất cho năm mới dành tặng cho những người mình trân quý.
Ảnh minh họa |
Truyền thống tặng quà Tết vốn dĩ đã có từ xa xưa, dù theo thời gian những món quà có thay đổi, nhưng ẩn trong mỗi món quà là vẫn đong đầy những sự ý nhị, gói ghém những tri ân và tấm lòng của người tặng.
Mỗi món quà tặng đều mang những ý nghĩa riêng của nó. Người Việt xưa và nay tặng nhau những gì trong dịp Tết và ý nghĩa của mỗi món quà như thế nào?
Tết đến là dịp người Việt tới thăm nhà nhau, trao gửi nhau những lời chúc tốt đẹp. Khách tới nhà, không thể thiếu đi trà bánh mứt kẹo mời khách. Bởi vậy, ô mai – mứt cổ truyền là những món không thể thiếu trên bàn trà tiếp khách của mỗi nhà.
Tương truyền, một khay mứt ngày Tết phải đầy đủ quất, gừng, táo, lạc, ô mai… tương ứng với các vị chua, cay, mặn, ngọt, bùi… tượng trưng cho gia vị của cuộc sống, thể hiện ước muốn vạn sự, bốn mùa trong năm mưa thuận gió hòa.
Dù là Tết xưa hay Tết nay thì người Việt vẫn quý trọng những giây phút quây quần bên gia đình hay bạn bè. Những món ăn trong mâm cỗ ngày Tết cũng có thay đổi phần nào theo thời gian, nhưng niềm vui trọn vẹn bên những người yêu quý vẫn luôn đong đầy.
Những bức tranh Đông Hồ với đàn gà, đàn lợn…là món quà quý mà người Việt xưa ở miền Bắc hay tặng nhau. Các bức tranh dân gian thể hiện khát vọng về cuộc sống sung túc, ấm no được gửi tặng như một lời chúc cho năm mới.
Câu đối đỏ cũng là nét đặc trưng cho văn hóa Tết. Những ngày đầu năm, xin chữ ông đồ sẽ mang lại may mắn cho cả năm mới.
Màu vàng là màu của loài hoa mai tượng trưng cho ngày Tết của miền Nam, và cũng là màu tượng trưng cho tài lộc phú quý. Năm mới ai cũng mong muốn cho một năm mới khởi sắc, phát tài phát lộc cho một cuộc sống thịnh vượng.
Ngày nay, nhiều người ưa chuộng những món quà dát vàng làm quà tặng, đặc biệt là tượng con giáp dát vàng phù hợp với mỗi năm, qua đó gửi lời chúc tài lộc may mắn cho năm mới.
Ngày xưa cái Tết háo hức là bởi mỗi dịp Tết về, người ta mới được sắm quần áo mới diện Tết. Bởi vậy, để tỏ lòng hiếu thảo, người Việt xưa hay tặng ông bà cha mẹ những tấm vải lụa thật đẹp để các cụ may đồ mặc Tết.
Trẻ em cũng thường được tặng vải lụa với ý nghĩa chúc cho các em hay ăn chóng lớn, khỏe mạnh thông minh.
Tết nay, Kiệt Tác bia sẽ là món quà vừa đẳng cấp vừa thiết thực thể hiện sự quan tâm tinh tế tới người được tặng. Không chỉ là một món đồ uống, đó còn là những giây phút sum vầy và cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan để mọi khoảnh khắc sẽ trở thành Kiệt Tác.