Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Chống rét đậm rét hại cho cây trồng, vật nuôi

Thứ Hai, 07/11/2022 16:04 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Các chuyên gia về cây trồng và vật nuôi khuyến cáo trong những ngày rét đậm, rét hại, thậm chí xuất hiện hiện tượng tiêu cực như sương muối, băng giá và mưa tuyết, để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, bà con nông dân cần lưu ý những biện pháp phòng chống rét sau:

Che chắn cây trồng bằng nilon

Theo dõi sát tình hình rét đậm, rét hại trên phương tiện thông tin đại chúng, chủ động che chắn cây trồng bằng ni long tránh mưa, rét, thực hiện biện pháp phòng, chống rét theo hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan khuyến nông.

 Căng ni-long chống rét cho

Chủ động phòng chống sương muối

Trong những ngày có sương muối giá buốt, bà con cần tưới nước trên mặt lá làm tan sương để tránh hiện tượng cháy lá khi có ánh nắng. Cần dự phòng giống lúa có thời gian sinh trưởng cực ngắn để sẵn sàng gieo cấy bổ sung cho những diện tích mạ, lúa mới cấy chết rét.

Giữ ấm cho gia súc, gia cầm

Tuyệt đối không chăn thả rông gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại, mưa tuyết, không thả đàn gia súc trên núi cao, cần đưa đàn gia súc xuống khu vực thấp hơn, nuôi nhốt trong chuồng kín, tránh gió lùa.

 Giữ ấm cho gia Súc, gia cầm trong thời tiết nhiệt độ thấp

Che chắn chuồng trại cẩn thận, sử dụng những vật liệu có sẵn như bạt, phên nứa, bao tải...để che chắn tránh gió lùa, mưa hắt; tránh để nền trại ẩm ướt, lầy lội (sử dụng rơm, cỏ, lá chuối khô, bẹ ngô… khô để lót nền chuồng).

Tăng cường áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, cân đối khẩu phần thức ăn nhằm giúp đàn vật nuôi đảm bảo sức khỏe để kháng lại các tác động bất lợi của thời tiết nhằm hạn chế phát sinh dịch bệnh.

Chủ động dự trữ thức ăn thô xanh, bảo quản, chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ (ủ chua thức ăn thô xanh, rơm khô, cỏ khô…); không cho trâu, bò làm việc khi thời tiết rét đậm, rét hại; đưa trâu bò về nơi nuôi nhốt có kiểm soát, đồng thời bổ sung thêm thức ăn tinh bột, muối, khoáng trong những ngày rét đậm, rét hại.

Thường xuyên vệ sinh khu vực chăn nuôi, máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi; định kỳ phun thuốc khử trùng tiêu độc (1 - 2 lần/tuần) nhằm hạn chế nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh; có hố sát trùng trước cửa ra vào khu vực chăn nuôi.

PN

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN