Chất thải rắn - những tác động của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe con người
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng phát triển kéo theo lượng chất thải rắn ngày càng tăng. Loại chất thải này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.
1. Khái niệm chất thải rắn
Chất thải rắn (còn thường gọi là rác thải) khi thải vào môi trường gây ô nhiễm, đất, nước, không khí. Ngoài ra, rác thải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trường. Rác thải là nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia súc. Rác thải ảnh hưởng tới môi trường nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nền kinh tế của từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu biết của mỗi người dân. Ở những quốc gia phát triển, rác thải được xem là một nguồn nguyên liệu mới có ích nếu được phân loại đúng cách.
2. Các loại chất thải rắn
Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
Chất thải rắn đô thị: Là tất cả phế phẩm từ đô thị thải ra môi trường, là những vật chất mà người sử dụng thải bỏ trong khu vực đô thị.Chất thải rắn đô thị còn bao gồm các chất thải từ các khu dân cư với chất thải sinh hoạt; các hoạt động thương mại, từ các cơ quan, bệnh viện, trường học, từ các hoạt động nông nghiệp, từ các công trình xây dựng, từ các nhà máy xử lý, từ các nhà máy công nghiệp, các dịch vụ công cộng.
Chất thải rắn công nghiệp: Đây là tất cả các loại chất thải phát sinh trong hoạt động của các ngành sản xuất công nghiệp, ở dạng phế phẩm và phế liệu có thể kể đến như ngành gia công cơ khí, luyện kim, xi mạ, dệt nhuộm, rác thải chăn nuôi, công nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm... Chất thải công nghiệp có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như dạng rắn, lỏng hoặc dạng khí.
Chất thải rắn nông nghiệp: Chất thải rắn nông nghiệp đó chính là rơm rạ, chủ, bao bì, lợi ngô, bao bì thuốc bảo vệ thực vật...
Chất thải rắn y tế: Chất rắn y tế là tất cả những phế thải từ kim bông, găm kim, các loại chất thải từ dây chuyền thuốc, kim tiêm thuốc hay vật tư y tế bị thải loại sau quá trình sử dụng. Chúng vô cùng độc hại, còn dễ lây lan bệnh tật nên cần tránh xa và cần phối hợp các cơ quan xử lý chất thải xử lý theo danh mục chất thải nguy hại.
Phân loại theo thành phần hóa học
Chất thải rắn hữu cơ sẽ bao gồm các chất thải từ các loại thực phẩm, rau củ quả, chất thải chế biến thức ăn, phế thải nông nghiệp.
Chất thải rắn vô cơ: Chất thải vật liệu xây dựng như đá, sỏi, xi măng, thủy tinh…
Phân loại chất thải rắn theo tính chất độc hại
Chất thải rắn thông thường sẽ bao gồm giấy, thủy tinh, vải...
Chất thải rắn nguy hại sẽ bao gồm các loại chất thải công nghiệp độc hại, chất thải y tế lây nhiễm, chất thải nông nghiệp như kim tiêm, máy móc phóng xạ hạt nhân, đầu đạn, niken, mạch điện tử,…
Phân loại chất thải rắn theo công nghệ xử lý hoặc khả năng tái chế
Chất thải phân hủy sinh học và chất thải khó phân hủy sinh học.
Chất thải rắn cháy được và chất thải rắn không cháy được.
Chất thải tại chế được các kim loại đồng phế liệu, inox sắt, nhôm, chì, Niken, thiếc, gang, cao su, giấy, gỗ....
3. Tác động của chất thải rắn đến môi trường, sức khỏe, cộng đồng
Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Trong thành phần rác thải từ các hộ gia đình, các loại thực phẩm thường chiếm tỷ lệ cao. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình phân hủy này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.
Ảnh hưởng đến môi trường nước
Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh mương, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn. Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước, gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ trực khuẩn thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng.
Rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường |
Ảnh hưởng đến môi trường đất
Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc, do đó khi rác thải được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái ... làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay, các loại túi nilon được sử dụng tràn lan trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần 50 - 60 năm, thậm chí hàng trăm năm mới phân hủy, và do đó chúng tạo thành các “bức tường ngăn cách” trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân huỷ, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người sống xung quanh. Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi, họng, ngoài da, phụ khoa, tim mạch,…
4. Các phương pháp để xử lý chất thải rắn hiệu quả
Phương pháp nhiệt đốt để xử lý chất thải rắn
Quy trình thiêu đốt là phương pháp phổ biến nhất hiện nay dùng để xử lý chất thải rắn nhanh chóng, đặc biệt là đối với các chất thải rắn độc hại từ nông nghiệp, là chất thải nguy hại tế nói riêng. Việc xử lý khói thải khi trong quá trình thiêu đốt là vấn đề lớn ta cần đặc biệt quan tâm. Hiện nay phụ thuộc vào thành phần của các khí thải ra trong quá trình đốt rác, người ta chọn các phương pháp xử lý phù hợp để có thể áp dụng hiệu quả như phương pháp hóa lý hấp phụ, hấp thụ, địa lý. Phương pháp hoá học như kết tủa, oxy hóa, trung hoà phương pháp cơ học như lọc, lắng.
Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học
Quá trình ủ sinh học được áp dụng đối với các chất hữu cơ không độc hại. Qua đó lúc đầu là khử trước, sau đó là xử lý cho tới khi chúng thành xốp và ẩm. Độ ẩm, nhiệt độ của chúng được kiểm soát để giữ cho các vật liệu luôn ở trạng thái hiếm khí lớn trong suốt thời gian ủ.
Xử lý bằng phương pháp tái chế chất thải
Phương pháp tái chế chất thải rắn giúp thúc đẩy công nghiệp phát triển, giảm thiểu việc sử dụng nguồn nguyên liệu khai thác tài nguyên quốc gia, bảo vệ môi trường. Hoạt động tái chế chất thải rắn đã có từ lâu ở Việt Nam.
Các loại chất thải rắn hiện nay có thể tái chế có thể kể đến như đồ nhựa, kim loại, bìa, nilon và giấy được các hộ gia đình bán cho những người thu mua đồng nát.
Tiếp đó sẽ chuyển về các làng nghề, tuy nhiên công nghệ tái chế chất thải rắn tại các làng nghề hầu hết là đã cũ và lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém và quy mô nhỏ xin đến tình trạng ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng ở một số nơi.
Để giảm thiểu các tác động của chất thải rắn, mọi người cần thu gom, phân loại và xử lý rác thải đúng cách. Tránh việc vức rác bừa bãi ra môi trường vừa ảnh hưởng cảnh quan, vừa gây hại cho sức khỏe và môi trường. Các cơ quan chức năng cũng cần chấn chỉnh và có những biện pháp tuyên truyền, răn đe phù hợp./.