Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Cần Thơ thực hiện nhiều giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

Thứ Năm, 13/07/2023 14:40 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon
00:00 / 00:00

(ĐCSVN)- Thành phố Cần Thơ đã và đang tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu những thiệt hại do các yếu tố cực đoan của Biển đổi khí hậu (BĐKH) như hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, ngập lụt… gây ra trên địa bàn thành phố.

Những rủi ro từ Biển đổi khí hậu

Văn phòng Công tác BĐKH Thành phố Cần Thơ cho biết, do ảnh hưởng BĐKH, sạt lở bờ sông là một trong những hiện tượng BĐKH xuất hiện thường xuyên trong những năm gần đây, gây thiệt hại tài sản, kinh doanh, sản xuất của người dân. Diễn biến sạt lở bờ sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố ngày một nghiêm trọng, phức tạp, gia tăng cả về cường độ và số lượng.

Sạt lở bờ sông ở Thành phố Cần Thơ 

Các đoạn sông, kênh, rạch chảy qua các khu vực đông dân cư, các kênh rạch có mật độ giao thông thủy lớn, những đoạn sông cong, các cửa phân lưu, nhập lưu, nơi giao thoa giữa dòng chảy sông và dòng triều… có nguy cơ sạt lở cao, gây thiệt hại về sinh mạng, mất đất, nhà cửa, tài sản, cơ sở hạ tầng xây dựng hai bên bờ sông, kênh, rạch.

Trong khi đó, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đời sống sinh hoạt của người dân Thành phố Cần Thơ.

Ngập lụt từ thực trạng đô thị hóa nhanh

Nạo vét hệ thống thuỷ lợi, chủ động trong công tác tưới tiêu ứng phó với xâm nhập mặn ở Thành phố Cần Thơ 

Tại buổi hội thảo các chuyên gia, nhà khoa học đã nêu thực trạng và đưa ra các kiến nghị đề xuất giải pháp để quản lý đô thị bền vững ứng phó biến đổi khí hậu. Theo PGS-TS Lê Anh Tuấn - Giảng viên cao cấp Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (Đại học Cần Thơ), vấn đề ngập lụt đô thị xảy ra nhiều đô thị, không riêng chỉ Cần Thơ mà cả thành phố lớn.“Ngập lụt do nhiều nguyên nhân mà các chuyên gia, nhà khoa học đều nhận định, trong đó quá trình đô thị hóa quá nhanh đã làm cho vùng trữ nước lũ bị thu hẹp đi hoặc là nước không đến được những vùng trữ nước. Ngoài ra, như chúng ta làm đê bao ở thượng nguồn không trữ nước được nên nước dồn qua những vùng khác. Còn trên vùng đô thị thì bêtông hóa quá nhiều, còn vùng thấp các ao hồ chúng ta lấp lại phát triển khu dân cư, khu công nghiệp thì khả năng thoát lũ sẽ giảm đi. Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước trong đô thị cũng bất cập không có khả năng thoát được một lượng nước lớn”.

Tăng cường khả năng ứng phó

Trước thực tế đó, thời gian qua, Thành phố Cần Thơ đã tích cực triển khai các chính sách, biện pháp nhằm giảm, hạn chế phát thải khí nhà kính, các tác động của BÐKH. Ðồng thời, tăng cường khả năng tiếp cận năng lượng bền vững, hướng tới lượng phát thải thấp, tăng trưởng xanh.

Thành phố Cần Thơ đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn hội về chủ động ứng phó với BÐKH, bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Từ đó, góp phần tạo nên sự đoàn kết trong các hành động và chủ động trong công tác ứng phó. Các ngành, lĩnh vực đã bước đầu lồng ghép và xây dựng các giải pháp về phát triển ngành theo hướng bền vững, kết hợp với bảo vệ môi trường và ứng phó BÐKH phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố trong từng giai đoạn phát triển. Từ đó, xây dựng các mô hình tuyên truyền hiệu quả. Ðiển hình như: Phân loại xử lý rác thải tại hộ gia đình; chủ nhật xanh; ra quân thu gom rác thải, dọn dẹp vệ sinh môi trường… Trong sản xuất nông nghiệp, từng bước nhân rộng mô hình sản xuất theo quy trình VietGAP, Global GAP, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến. “Thông qua các công trình, dự án vừa nâng cao khả năng thích ứng đô thị, vừa hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đê kè cũng như các hạ tầng kỹ thuật về môi trường, góp phần nâng cao khả năng chống chịu của thành phố trong bối cảnh BÐKH”.

Một điểm quan trọng nhằm nâng cao năng lực ứng phó BĐKH tại Thành phố Cần Thơ đó là vấn đề hợp tác quốc tế về lĩnh vực BÐKH được tăng cường, tạo động lực mới cho kế hoạch ứng phó BÐKH. Theo đó, Thành phố đã tham gia tích cực vào các tổ chức, mạng lưới quốc tế nhằm chia sẻ, học hỏi những sáng kiến, giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó BÐKH như: tham gia thỏa thuận các Thị trưởng Toàn cầu về Khí hậu và Năng lượng; tham gia Mạng lưới các thành phố BreatheLife; thành viên trong mạng lưới 100 thành phố trên toàn cầu có khả năng chống chịu... Đồng thời, phối hợp với các tổ chức quốc tế (tổ chức UN - Habitat Việt Nam, Viện Chiến lược Môi trường Toàn cầu Nhật Bản, Tổ chức Không khí sạch châu Á…) tổ chức nhiều hội thảo tập huấn về các thông tin, kiến thức về môi trường, biến đổi khí hậu, phát thải thấp… cho công chức, viên chức thành phố.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các giải pháp ứng phó với BÐKH, thành phố vẫn còn gặp một số khó khăn do các chính sách về ứng phó BÐKH cơ bản phù hợp và đầy đủ; trong khi BÐKH tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Điều này dẫn đến quá trình thực hiện còn lúng túng, bị động. Việc lồng ghép ứng phó BÐKH trong các chiến lược, quy hoạch chưa mang hiệu quả cao; sự phối hợp giữa cá địa phương chưa chặt chẽ…

Trong thời gian tới, Thành phố Cần Thơ định hướng giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và môi trường; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó BÐKH; lựa chọn các dự án công nghệ cao, thân thiện môi trường và chấp hành nghiêm các quy định pháp luật.

Đồng bộ các giải pháp nhằm thích ứng với biển đổi khí hậu

PGS-TS Lê Anh Tuấn nhận định, thời gian qua đã đặt nặng giải pháp công trình nhiều hơn giải pháp phi công trình nếu chúng ta khôi phục lại vùng trũng để trữ nước và ưu tiên sử dụng các loại gạch tại các công trình chống ngập để có thể thấm hút nước thì sẽ giải quyết được vấn đề rất nhiều. Bên cạnh đó, việc rút tự nhiên trong lòng đất (bãi cỏ, cây xanh…) đôi khi chúng ta không để ý nhưng nó chứa trữ lượng rút nước rất lớn. Song song đó, việc quản lý rác trong các cống rãnh đó là một điều rất quan trọng để giải quyết ngập lụt.

Ngoài ra, cần phải chấp nhận một số ngày, khoảng thời gian trong một năm bị ngập và nâng cao nhận thức của cộng đồng để điều chỉnh lại cách sinh hoạt, đi lại, sản xuất cho phù hợp. Tại các ao, hồ ở các địa phương cần phải san sẻ trữ lượng nước, đặc biệt vùng giữa và vùng ven biển cần phải có chiến lược trữ nước. Vì qua mùa lũ, 2 vùng này sẽ  phải đối mặt với mùa khô. Thời điểm đó, mùa khô sẽ thiếu nước xâm nhập mặn tấn công vào khi đó có nguồn nước trữ sử dụng biến nguy cơ thành lợi cần tận dụng.

PN (Tổng hợp)

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN