Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Các giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của sương mù quang hóa

Thứ Ba, 14/11/2023 14:00 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Gần đây, nhiều nơi trên cả nước xuất hiện hiện tượng sương mù quang hóa khiến người dân lo ngại vì ảnh hưởng tới sức khỏe. Sương mù quang hóa là hiện tượng sương mù không phải do độ ẩm không khí gây ra. Đó là một dạng khói trắng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn và sức khỏe con người.

Thông tin từ Tổng cục Môi trường cho biết, cùng với xu hướng gia tăng các khí ô nhiễm trong môi trường, Việt Nam đang phải đối mặt với hiện tượng sương mù quang hóa - một loại ô nhiễm không khí đặc biệt do sự tương tác giữa bức xạ cực tím của Mặt Trời, khí thải từ động cơ xe máy, khí thải công nghiệp.

Hiện tượng sương mù quang hóa này đã và đang xuất hiện tại hầu hết các trung tâm đô thị, nhưng đặc biệt rõ nét nhất là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh - nơi có mật độ phương tiện giao thông dày đặc, với lượng khí thải lớn.

Sương mù quang hóa là gì?

Sương mù quang hóa là thuật ngữ miêu tả một dạng ô nhiễm xảy ra ở tầng đối lưu của khí quyển. Sương mù quang hóa hình thành là do các chất khí NOx, CnHm thải ra từ động cơ phương tiện đi lại, chất thải công nghiệp. Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời, hai chất này xảy ra những phản ứng hóa học tạo ra khí ozone (O3), các loại aldehyde, acid Nitricperoxyd rất nguy hại cho sức khỏe con người. Khi nồng độ NOx, CnHm trong không khí cao, không khí bị tụ đọng không lưu chuyển được và nắng mặt trời chiếu dữ dội thì hiện tượng sương mù quang hóa xuất hiện.

Tình trạng sương mù quang hóa ở Việt Nam

Tại Việt Nam, hiện tượng sương mù quang hóa đã bắt đầu xuất hiện nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt là trong các tháng hè thời tiết khô nóng. Hiện tượng này đặc biệt rõ nét ở các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM do sự cộng hưởng nhiều nguồn ô nhiễm không khí.

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015 cũng cho thấy, ô nhiễm bụi có xu hướng duy trì ngưỡng cao, đặc biệt ở Hà Nội và địa phương hoạt động công nghiệp mạnh.

Cụ thể, nồng độ bụi PM10 tại trạm Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội) trong 5 năm đều vượt quy chuẩn 1-1,2 lần, năm 2014 chỉ số này gấp 1,4 lần.

Hiện tượng sương mù quang hóa bao phủ thành phố   

Chỉ số chất lượng không khí (AQI) cũng tăng cao, nhiều đô thị lớn ở mức 201-300, có ngày chất lượng suy giảm đến ngưỡng xấu và nguy hại. Theo thang đánh giá với tác động sức khỏe con người, nếu chỉ số AQI ở mức 51-200 thuộc nhóm nhạy cảm với ô nhiễm môi trường nên hạn chế ở bên ngoài; với AQI trên 300 mọi người nên ở nhà.

Chỉ số NO2 đo được ở các đô thị đang vượt ngưỡng giới hạn. Nồng độ NO2 trung bình các năm tại Hà Nội tăng 1-1,3 lần. Trạm quan trắc khu thương mại Quách Thị Trang (TP HCM) ghi nhận đã vượt tới 2 lần.

Ảnh hưởng xấu đến môi trường

Bên cạnh tác động nghiêm trọng đến cảnh quan, còn có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. vì các chất ô nhiễm trong không khí ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của hệ sinh thái. Nó cũng làm giảm đáng kể khả năng hiển thị. Khi chúng ta ở trong một thành phố có nhiều sương mù quang hóa tầm nhìn có thể giảm xuống chỉ còn vài chục mét. Việc giảm tầm nhìn không chỉ theo chiều ngang mà còn theo chiều dọc, không nhìn thấy bầu trời.

sương mù quang hóa làm giảm tầm nhìn 

Khi hiện tượng này tồn tại quá mức, nó sẽ không gây ra mây hoặc bầu trời quang đãng. Cũng không có những đêm đầy sao. Bạn chỉ nhìn thấy một tấm màn màu vàng, hơi xám màu cam trên người chúng ta. Hãy nhớ rằng một trong những tác động tiêu cực đến môi trường là những thay đổi của khí hậu nơi đó như thay đổi chế độ mưa và tăng nhiệt. Sự gia tăng nhiệt độ này xuất phát từ sự bật lại của các tia mặt trời từ bề mặt của các chất khí và quay trở lại bề mặt. Nó hoạt động giống như khí nhà kính phản xạ bức xạ tia cực tím.

Mặt khác, lượng mưa bị thay đổi do các chất ô nhiễm và các hạt trong huyền phù cacbon gây ra sự giảm lượng mưa.

Hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe của sương mù quang hóa

Sương mù quang hóa là tác nhân gây ung thư. Khí thải công nghiệp, khói xe, khí đốt… tại các thành phố lớn quá tải sẽ gây nên tình trạng sương khói bao phủ không khí giống như khi đốt rơm, rạ. Những ngày gần đây, tình trạng này xuất hiện khá phổ biến ở hai đầu Bắc Nam và cảnh báo nguy cơ ô nhiễm không khí, mắc bệnh đường hô hấp ngày càng cao.

Căn bệnh ung thu phổi ngày càng gia tăng 

Sương mù quang hóa là hiện tượng thường xảy ra ở những thành phố lớn và nó gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe đáng lo ngại: Làm giảm tầm nhìn, mắc bệnh hô hấp, làm giảm chức năng của phổi, gây chết các tế bào mô và tăng nguy cơ ung thư phổi lên cực cao.

Hiện tượng sương mù quang hóa có thể gây nên các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại như: Hen suyễn, viêm phế quản, ho, tức ngực. Làm tăng sự nhậy cảm đối với các lây nhiễm đường hô hấp.  Làm giảm chức năng của phổi. Tiếp xúc lâu dài với sương mù quang hóa có thể gây tổn thương các mô phổi, gây ra sự lão hóa phổi sớm hơn, lâu dần gây bệnh mãn tính về phổi. Gây kích thích mạnh cho mắt.

Các giải pháp hạn chế ảnh hưởng của Sương mù quang hóa

Các giải pháp khắc phục sương mù quang hóa: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường không khí và ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường không khí cho mọi người dân. Cần kiểm soát ô nhiễm không khí do giao thông, do các hoạt động công nghiệp. Và do các hoạt động xây dựng. Đồng thời quan trắc chất lượng môi trường không khí để có cảnh báo kịp thời. Đồng thời, tăng cường trồng thêm nhiều cây xanh ở không gian sinh sống giúp lọc không khí một cách tự nhiên.

Nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài  đường 

Giải pháp bảo vệ sức khỏe con người: Mọi người nên tránh đi ra ngoài trời khi đang có hiện tượng mù quang hóa( đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai). Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài thì cần phải che chắn ánh nắng cẩn thận, mặc trang phục chống nóng dày dặn, đeo khẩu trang, kính che toàn bộ mắt. Khi tham gia giao thông, người cầm lái nên hạn chế tốc độ, giữ khoảng cách an toàn, bật đèn sương mù… để đảm bảo an toàn. Nhỏ mắt mũi bằng nước muối sinh lý. Tăng cường vệ sinh nhà cửa, đồ vật, hệ thống chiếu sáng và làm thông thoáng môi trường sống. Không nên phơi thực phẩm và dùng nước mưa. Ngoài ra cần có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể chống lại nhiều tác nhân gây bệnh, tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ sức khỏe. Nên ăn nhiều các loại rau củ quả tươi, hạn chế các loại thực phẩm chế biên sãn để giảm một phần khí thải độc hại vào môi trường./.

NTT (Tổng hợp)

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN