Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

Thứ Sáu, 08/03/2024 17:30 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon
00:00 / 00:00

Việt Nam có lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ tuyến, địa hình đa dạng và phức tạp, nên có sự khác biệt khá lớn về khí hậu. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã chứng kiến nhiều biến đổi môi trường và tác động xấu đối với nền kinh tế và cuộc sống của con người.

-  Tác động lên nông nghiệp: Biến đổi khí hậu gây ra thời tiết cực đoan, mưa lũ, hạn hán và gió bão, gây tổn thất lớn cho nông nghiệp Việt Nam. Nhiệt độ tăng tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh, dịch bệnh và vật truyền bệnh trong nông nghiệp, đất đai mất mùa màng, cây trồng bị hạn chế sinh trưởng, và động vật nuôi gặp khó khăn do thiếu thức ăn và nước.

-  Tác động lên nguồn nước: Biến đổi khí hậu làm thay đổi mô hình mưa, nguồn nước mùa khô có xu hướng suy giảm, cạn kiệt nguồn nước kéo dài hơn, nhiều khu vực nước ngọt cũng sẽ bị xâm nhập mặn, ô nhiễm gia tăng do dòng chảy không còn khả năng tự làm sạch, khả năng chống chọi với thiên tai, trong đó có hạn hán sẽ tạo ra thách thức lớn đối với nhiều khu vực và làm giảm nguồn nước sạch. Điều này ảnh hưởng đến cả nguồn cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới tiêu cho nông nghiệp.

- Tác động lên môi trường và sinh thái hệ: Tăng mực nước biển có thể gây ra sự sụt lún, xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ sông, bờ biển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên đất đai ở các vùng ven biển, làm mất mất môi trường sống tự nhiên và ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở những khu vực này.

 - Tác động lên kinh tế: Biến đổi khí hậu gây ra tổn thất kinh tế lớn do thiên tai, mất mùa màng, và giảm sản xuất nông nghiệp. Điều này cũng có thể dẫn đến sự mất mát về việc làm và tăng sự bất ổn kinh tế.

- Tác động xã hội: Biến đổi khí hậu có thể làm gia tăng căng thẳng xã hội do sự cạnh tranh về nguồn tài nguyên và sự chuyển động dân số từ các vùng bị ảnh hưởng đến những nơi an toàn hơn.

ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với nước ta 

Những giải pháp nhằm hạn chế của biến đổi khí hậu.

Thứ nhất, tăng cường phổ biến, truyền thông, nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cho mọi tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành nhất là những diễn biến trong bối cảnh mới. Cần có cách thức mới để người dân thấy được biến đổi khí hậu là nguyên nhân tác động tới sức khỏe và ảnh hưởng tới hệ sinh thái, con người gắn bó với hệ sinh thái và phải chống chịu, thích ứng.

Thứ hai, biến đổi khí hậu đã được khẳng định là một nhân tố ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, do vậy về quan điểm chúng ta chấp nhận những ảnh hưởng này để có những giải pháp phù hợp, trong đó có những ảnh hưởng tiêu cực nhưng đồng thời cũng có những ảnh hưởng có tính tích cực, biến những thách thức của biến đổi khí hậu thành những cơ hội để chủ động giảm thiểu và thích ứng dựa trên nguyên tắc giải quyết hài hòa, tính  hiệu quả, phù hợp với diễn thế của thiên nhiên được đặt lên hàng đầu.

Thứ ba,cần phải căn cứ vào kịch bản đưa ra do biến đổi khí hậu, nhất là kịch bản nước biển dâng thêm để có những tính toán đầy đủ và phương án qui hoạch phù hợp đối với hoạt động sản xuất các ngành, lĩnh vực, phân bố dân cư và chuyển đổi phát triển kinh tế theo cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ phù hợp.

Thứ tư, cần có những giải pháp cho từng ngành, lĩnh vực và từng vùng đối với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu xét trong bối cảnh mới. Trước hết chú trọng tới ngành nông nghiệp trong việc cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi do những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu không chỉ chống chịu mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Những vùng miền khác phụ thuộc vào đặc trưng của mỗi vùng để có những giải pháp phù hợp, đối với vùng ven biển, ưu tiên hàng đầu là ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới, đối với vùng miền núi là lũ lụt, lũ quét, hạn hán, lốc xoáy..

Thứ năm, biến đổi khí hậu là vấn đề có tính toàn cầu, chỉ một mình Việt Nam sẽ không giải quyết được, chính vì vậy cần có sự phối hợp với các tổ chức, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, hơn nữa chúng ta đã cam kết cùng nỗ lực toàn cầu để giảm thiểu phát thải khí nhà kính, chính vì vậy cần tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế, nắm bắt cơ hội để có những chuyển giao về khoa học công nghệ thế hệ mới, đầu tư tài chính và kinh nghiệm quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

NP (Tổng hợp)

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN